C
Cậu bé lịch sự
ậ
u bé lịch sự gõ cửa. Bố mẹ nó đang mải cãi nhau nên không
mở cửa, nên sau khi gõ vài lần, cuối cùng nó vẫn đi vào. “Một
sai lầm,” ông bố nói với bà mẹ, “chúng ta là một sai lầm,
giống như trong những bức ảnh người ta chỉ ra cho ta thấy không
nên làm điều gì đó ra sao. Đó chính là chúng ta, với một chữ
‘Không!’ to tướng bên dưới và cái mặt bị gạch chéo bằng một dấu X
to đùng.” “Anh muốn em nói gì?” bà mẹ nói với ông bố. “Ý em là,
dù có nói gì lúc này về sau em cũng sẽ hối tiếc.” “Nói đi, nói đi,”
ông bố gắt lên. “Tại sao phải đợi tới sau này mới hối tiếc trong
khi em có thể hối tiếc ngay bây giờ?” Cậu bé lịch sự cầm trên tay
một cái mô hình máy bay do nó tự lắp. Bản hướng dẫn được viết
bằng một thứ tiếng cậu bé không hiểu, nhưng có những hình vẽ rất
tốt kèm theo các mũi tên hướng dẫn nữa, và cậu bé lịch sự, vốn luôn
được ông bố nói là có đôi bàn tay khéo léo, đã mò mẫm ráp được mô
hình máy bay mà không cần tới sự giúp đỡ nào từ người lớn. “Em
từng hay cười,” bà mẹ nói, “em đã cười rất nhiều mỗi ngày. Và bây
giờ…” Bà ta lơ đãng xoa đầu cậu bé lịch sự. “Em không còn cười nữa,
chỉ vậy thôi.” “Chỉ vậy thôi à?” ông bố gắt lên. “Chỉ vậy thôi à? ‘Em
từng hay cười’, đấy là cái điều mà em sẽ hối tiếc khi nói ra à?
Đúng là chết tiệt!”
“Máy bay đẹp quá,” bà mẹ nói và cố ý đưa mắt khỏi ông bố.
“Tại sao con không ra ngoài chơi với nó đi?” “Con đi được chứ?” cậu
bé lịch sự hỏi lại. “Tất nhiên là được,” bà mẹ mỉm cười và lại xoa
đầu con trai, giống như cách người ta xoa đầu một con chó. “Và
con có thể ở ngoài bao lâu ạ?” cậu bé lịch sự hỏi. “Lâu chừng nào con
thích,” ông bố buột miệng, “và nếu con thấy thích ở ngoài đó, con
không phải quay vào nữa. Chỉ cần thỉnh thoảng hãy gọi điện để mẹ