“Nhờ các nhà sinh vật học lúc nào cũng sẵn sàng tuân lệnh, những con
ếch được tận hưởng tiện nghi nơi ở hạng nhất bao gồm người phục vụ và
dịch vụ phòng,” bài báo viết. “Những con ếch cũng được phục vụ các bữa ăn
ngon lành, đồ ăn tươi sống, thực tế là tươi sống tới mức còn nhảy ra khỏi
đĩa.”
Chỉ vài tuần sau khi đọc bài “khách sạn ếch diệu kỳ” đó, tôi đọc được một
bài báo khác liên quan tới ếch được viết theo lối khác. Bài báo này, đăng
trên Proceedings of the National Academy of Sciences (tạm dịch: Kỷ yếu của
Viện Khoa học Quốc gia) do hai nhà nghiên cứu bò sát viết. Tựa đề là “Phải
chăng chúng ta đang ở giữa Đợt tuyệt chủng thứ sáu? Một cái nhìn từ thế
giới các loài lưỡng cư”. Các tác giả, David Wake, của Đại học California-
Berkeley, và Vance Vredenburg, của Đại học San Francisco State, cho rằng
đã có “năm đợt tuyệt chủng trên diện rộng trong suốt lịch sử sự sống trên
hành tinh này”. Những đợt tuyệt chủng đó được họ mô tả là những biến cố
dẫn tới “một sự mất mát sâu sắc đối với đa dạng sinh học”. Đợt tuyệt chủng
thứ nhất diễn ra vào cuối kỷ Ordovic, khoảng 450 triệu năm trước, khi
những sinh vật sống chủ yếu còn ở dưới nước. Đợt tuyệt chủng có sức tàn
phá lớn nhất xảy ra vào cuối kỷ Permi, khoảng 250 triệu năm trước, và nó
suýt chút nữa thì đã quét sạch trái đất chúng ta (Biến cố này đôi khi được gọi
là “mẹ của những đợt tuyệt chủng diện rộng” hay “đại chết chóc”). Đợt gần
đây nhất và nổi tiếng nhất là đợt tuyệt chủng diện rộng diễn ra vào cuối kỷ
Phấn trắng; nó đã quét sạch không chỉ loài khủng long mà cả loài bò sát hải
long [
], loài thương long [
], loài cúc đá [
] và loài dục long [
]. Wake và
Vredenburg lập luận rằng, dựa trên tốc độ tuyệt chủng của những loài lưỡng
cư, một biến cố trong tự nhiên với mức độ thảm họa tương đương đang diễn
ra hiện nay. Bài báo của họ chỉ có một bức ảnh minh họa, khoảng một chục
con ếch núi chân vàng, tất cả đều đã chết - phơi bụng trương phềnh trên
những hòn đá.