những sinh vật kỳ lạ không có chi được gọi là bộ không chân - là bộ đã tiến
hóa. Điều này đồng nghĩa loài lưỡng cư đã tồn tại không chỉ lâu hơn loài
động vật có vú, hay loài chim; chúng đã tồn tại từ thời khoảng trước khi có
loài khủng long.
Hầu hết loài lưỡng cư - từ này (amphibian) có gốc từ tiếng Hy Lạp có
nghĩa là “đời kép” - vẫn gắn chặt với những vùng nước mà từ đó chúng đã
xuất hiện (Người Ai Cập cổ đại cho rằng ếch được tạo ra bởi việc kết hợp
đất và nước trong những trận lụt hằng năm của sông Nile). Trứng của chúng,
vốn không có vỏ, phải được giữ trong môi trường độ ẩm cao thì mới phát
triển được. Rất nhiều loài ếch, như ếch vàng Panama, đẻ trứng trong những
dòng suối. Cũng có những loài ếch đẻ trứng trong các vũng nước tù, những
loài ếch đẻ trứng trên mặt đất, và những loài ếch đẻ trứng trong tổ mà chúng
xây bằng bọt nước. Ngoài những loài ếch mang trứng trên lưng và trong túi,
có những loài ếch mang trứng buộc thành một kiểu gạc quanh chân. Cho tới
tận gần đây, khi cả hai đã tuyệt chủng, có hai loài ếch, được biết đến là loài
ếch ấp trứng trong dạ dày, mang trứng trong bao tử và sinh ếch con qua
đường miệng.
Các loài lưỡng cư nổi lên ở một thời điểm mà đất liền trên trái đất còn là
một khối duy nhất tên gọi Toàn Lục địa [
]. Kể từ khi Toàn Lục địa chia
tách, chúng đã thích nghi với những điều kiện ở tất cả các châu lục ngoại trừ
Nam Cực. Trên toàn thế giới, mới có hơn bảy nghìn loài được xác định,
trong khi phần lớn nhất được tìm thấy ở các rừng mưa nhiệt đới, thỉnh
thoảng có những loài lưỡng cư, như loài ếch đụn cát ở Úc sống trong sa
mạc, và cũng có những loài lưỡng cư, như loài ếch gỗ có thể sống ở khu vực
địa lý nằm phía trên Vòng Bắc cực [
]. Một số loài ếch phổ biến ở Bắc Mỹ,
bao gồm loài nhái huýt gió, có thể sống được trong những cấu trúc băng giá
rắn của mùa đông, như những que kem. Lịch sử tiến hóa lâu dài của chúng
hàm ý ngay cả những nhóm lưỡng cư mà nhìn từ quan điểm của con người
có vẻ tương đối giống nhau, cũng có thể, nói về mặt di truyền, khác nhau
như thể loài dơi với loài ngựa.