CHƯƠNG XII
GEN ĐIÊN RỒ
Homo neanderthalensis
Thung lũng Neander, hay theo tiếng Đức, das Neandertal, nằm cách
Cologne khoảng 20 dặm về phía bắc, dọc theo một khe núi sông Düssel, một
nhánh lờ lững của dòng Rhine. Trong phần lớn thời gian tồn tại của nó,
thung lũng này xếp hàng dài những rặng đá vôi, và trong một hang động ở
mặt đá vôi đó những chiếc xương đã được phát hiện vào năm 1856, và
người Neanderthal được thế giới biết đến. Ngày nay thung lũng là một công
viên giải trí cổ sinh vật học. Ngoài Bảo tàng Neanderthal, một tòa nhà hiện
đại choáng ngợp với những bức tường như một chiếc chai thủy tinh màu
xanh lá cây, có những quán đồ uống bán bia thương hiệu Ne anderthal,
những khu vườn trồng đầy các loại cây bụi từng phát triển mạnh trong
những thời kỳ băng hà, và các con đường đi bộ dẫn tới khu vực phát hiện, dù
những chiếc xương, hang động và ngay cả vách đá đều đã biến mất (Phần đá
vôi được đẽo ra thành từng khối và mang đi). Ngay trên lối vào nhà bảo tàng
có mô hình một người Neanderthal già chống gậy đang mỉm cười hiền từ.
Ông ấy nhìn giống Yogi Berra [
] đầu tóc rối bù. Đứng cạnh ông là một
trong những điểm hấp dẫn nổi tiếng nhất của nhà bảo tàng: một quầy trưng
bày tên gọi Trạm Lột xác. Bỏ ra ba euro, khách thăm trạm này sẽ được chụp
ảnh thẻ của họ, và kèm thêm một bức ảnh thứ hai đã được chỉnh sửa. Trong
bức ảnh chỉnh sửa, cằm rút lại, trán nhô ra, và phần sau đầu phình lên. Bọn
nhóc rất thích nhìn thấy chính chúng hay còn thích hơn nữa là anh em của
chúng bị lột xác trở thành người Neanderthal. Chúng thấy điều này cực vui.
Kể từ khi phát hiện ra Thung lũng Neander, xương người Neanderthal đã
xuất hiện khắp châu Âu và Trung Đông. Chúng được tìm thấy xa về phía
bắc đến tận xứ Wales, về phía nam tận Israel, và về phía đông tận Caucasus.
Số lượng rất lớn những công cụ của người Neanderthal cũng đã được khai
quật. Các công cụ này bao gồm rìu tay hình hạt hạnh nhân, dụng cụ nạo có
cạnh sắc như dao, và những dùi đá có lẽ đã được lắp vào những cây lao. Các