ĐỢT TUYỆT CHỦNG THỨ SÁU - Trang 27

Tuyệt chủng hàng loạt là chuyện khác. Thay vì sự thong thả của tốc độ

tuyệt chủng nền là một vụ sụp đổ mạnh, và tỷ lệ biến mất tăng vọt. Anthony
Hallam và Paul Wignail, các nhà cổ sinh vật học người Anh chuyên viết về
đề tài này, đã định nghĩa sự tuyệt chủng hàng loạt là những biến cố loại bỏ
“một tỷ lệ lớn những vùng sinh vật của thế giới trong một thời gian không
đáng kể về mặt phân kỳ địa chất”. Một chuyên gia khác, David Jablonski,
nêu các đặc điểm của tuyệt chủng hàng loạt là “sự mất mát lớn đa dạng sinh
học” xảy ra nhanh chóng và “ở quy mô toàn cầu”. Michael Benton, một nhà
cổ sinh vật học đã nghiên cứu sự tuyệt chủng vào cuối kỷ Permi, sử dụng ẩn
dụ về cây đời: “Trong một đợt tuyệt chủng hàng loạt, những mảng rộng của
cây cối bị cắt trụi, như thể bị tấn công bởi những kẻ điên mang rìu”. Một nhà
cổ sinh vật học thứ năm, David Raup, đã thử nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn
của các nạn nhân: “Trong phần lớn thời gian, nguy cơ các loài bị tuyệt
chủng là rất thấp”. Nhưng “tình trạng của sự an toàn tương đối này bị đảo
lộn trong những quãng thời gian ngắn hiếm thấy bởi một mối đe dọa cực kỳ
lớn”. Vì thế, lịch sử sự sống bao gồm “những thời kỳ dài nhàm chán kéo dài
bị ngắt quãng bất thường bởi sự hoảng loạn”.

Ngũ đại biến cố, như thấy được qua tư liệu về hóa thạch sinh vật biển, dẫn

tới sự suy giảm mạnh đa dạng sinh học ở mức độ họ (family). Nếu chỉ cần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.