ĐỢT TUYỆT CHỦNG THỨ SÁU - Trang 39

đất - nhìn chung là lạnh lùng nhưng có thể bùng nổ và rung chuyển dữ dội.
Cuvier đã lớn lên trong một thị trấn nhỏ ở biên giới Thụy Sĩ và không có
mấy người quen biết ở thủ đô. Dẫu vậy, ông đã xoay xở có được một vị trí
uy tín ở đó, nhờ một mặt vào việc chế độ kiểu cổ đại [

*

]) đã qua và mặt khác

bởi sự tự cao tự đại rất mạnh mẽ ở ông. Một đồng nghiệp lớn tuổi hơn sau
này sẽ mô tả rằng ông xuất hiện đột ngột ở Paris “như một cây nấm”.

Công việc của Cuvier ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Paris - người quản thủ

của nền dân chủ thay cho viên quản thủ bảo khố của nhà vua - chính thức là
giảng dạy. Nhưng khi rảnh rỗi, ông chìm đắm trong bộ sưu tập của bảo tàng.
Ông bỏ ra hàng giờ nghiên cứu những chiếc xương mà Longueuil đã gửi cho
Louis XV, so sánh chúng với các loài khác. Vào ngày 4 tháng Tư năm 1796
hay theo lịch cách mạng sử dụng thời bấy giờ, ngày 15 tháng Germinal năm
IV, ông đã trình bày kết quả nghiên cứu của ông trong một buổi thuyết giảng
dành cho công chúng.

Cuvier bắt đầu bằng việc thảo luận về loài voi. Người châu Âu đã biết

được một thời gian dài rằng ở châu Phi có voi, những con thú được coi là
nguy hiểm, và rằng voi cũng sống ở châu Á, nơi chúng được cho là ngoan
ngoãn hơn. Dẫu vậy, voi được coi là voi, cũng như chó được coi là chó, một
số con hiền lành và những con khác thì dữ tợn. Trên cơ sở tìm hiểu xương
voi ở bảo tàng, bao gồm một xương sọ được bảo quản đặc biệt kỹ từ Ceylon
[

*

] và một xương khác từ Mũi Hảo Vọng, Cuvier đã nhận ra, tất nhiên là rất

đúng, rằng hai giống voi này thuộc về hai loài khác nhau.

“Rõ ràng là voi từ Ceylon khác nhiều hơn voi châu Phi so với ngựa khác

lừa hay dê khác cừu,” ông tuyên bố. Trong nhiều đặc điểm để phân biệt các
con vật này có răng của chúng. Voi Ceylon có răng hàm với phần bề mặt
răng lượn sóng “như những dải ruy băng kết hoa”, trong khi voi từ Mũi Hảo
Vọng có răng với bề mặt sắp xếp thành hình thoi. Xem xét các con vật sống
hẳn không thể tiết lộ sự khác biệt này, bởi ai mà đủ liều lĩnh thò đầu vào
trong cổ họng một con voi? “Chính nhờ giải phẫu học mà động vật học mới
có được phát hiện lý thú này,” Cuvier tuyên bố.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.