này - một con voi răng mấu châu Mỹ - vẫn còn thiếu một cái tên được mọi
người nhất trí và được nhiều người gọi là incognitum, con thú Ohio, và, gây
nhiều nhầm lẫn nhất, voi ma mút. Nó trở thành cuộc triển lãm ăn khách đầu
tiên trên thế giới và khởi đầu cho “cơn sốt voi ma mút”. Thị trấn Cheshire,
Massachusetts, đã sản xuất loại “phô-mai voi ma mút” nặng 1.230 pound;
một lò nướng bánh ở Philadelphia giới thiệu “bánh mì voi ma mút”; và các
tờ báo đưa tin về “củ cải vàng voi ma mút”, “cây đào voi ma mút”; và “thực
khách trình độ voi ma mút” - người đã “nuốt chửng 42 QUẢ TRỨNG trong
vòng 10 phút”. Peale cũng đã xoay xở lắp ghép thành công một con voi răng
mấu thứ hai, từ những chiếc xương bổ sung được tìm thấy ở Newburgh và
các thị trấn gần đó trong vùng thung lũng Hudson. Sau một bữa tối ăn mừng
được tổ chức dưới bộ xương sườn to lớn của con thú, ông đã đưa bộ xương
thứ hai sang châu Âu cùng hai cậu con trai trong đám con trai của ông. Bộ
xương được triển lãm vài tháng ở London, trong thời gian đó những cậu con
trai của Peale đã quyết định rằng họ phải xoay ngà của con vật hướng xuống
đất, giống như loài hải mã. Kế hoạch của họ là đưa bộ xương tới Paris và
bán nó cho Cuvier. Nhưng trong khi họ vẫn còn ở London, chiến tranh nổ ra
giữa Anh và Pháp, khiến việc đi lại giữa hai nước trở thành bất khả.
Cuvier cuối cùng cũng đã đặt cho con mastodonte (răng mấu) cái tên như
thế trong một tài liệu xuất bản ở Paris năm 1806. Cái tên khác thường đó
xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “răng vú”; phần nhọn phồng lên trên