Người Anh háo hức muốn đi theo công trình của Cuvier. Vào những năm
đầu thế kỷ 19, việc thu thập hóa thạch trở nên phổ biến trong tầng lớp
thượng lưu tới mức một nghề nghiệp mới đã ra đời. Một “nhà hóa thạch” là
người kiếm sống nhờ săn lùng những mẫu vật cho các đại gia. Cùng năm mà
Cuvier xuất bản tác phẩm Recherches của ông, một nhà hóa thạch như thế,
một phụ nữ trẻ tên Mary Anning, đã phát hiện ra một loài đặc biệt kỳ lạ.
Xương sọ của sinh vật này, được tìm thấy trong đá vôi ở Dorest, dài gần bốn
foot, với bộ hàm hình dáng như một cặp kềm gia dụng. Hốc mắt của nó, đặc
biệt lớn, phủ kín những đĩa xương.
Hóa thạch đầu tiên được phát hiện của thằn lằn cá được triển lãm ở Trung tâm Trưng bày Ai
Cập ở London
Hóa thạch rốt cuộc được đưa tới London trong Trung tâm Trưng bày Ai
Cập, một bảo tàng sở hữu tư nhân không khác mấy so với của Peale. Nó
được đem ra triển lãm như một loài cá và sau đó như một loài họ hàng với
thú mỏ vịt, trước khi được nhận ra là một loại bò sát mới - một con
ichthyosaur, hay “thằn lằn cá”. Vài năm sau, những mẫu vật khác mà
Anning thu thập đã được lắp ghép lại với nhau, tạo ra một sinh vật thậm chí
còn lạ lùng hơn, được gọi là con plesiosaur, hay “á long”, nghĩa là “gần như
thằn lằn”. Giáo sư cổ sinh vật học đầu tiên của Đại học Oxford, Đức cha
William Buckland đã mô tả loài plesiosaur là “có đầu của một con thằn lằn”,
gắn với cái cổ “giống như từ cơ thể một con rắn biển”, “xương sườn của một
con tắc kè, và vây mái chèo của một con cá voi”. Được báo cho biết về phát
hiện này, Cuvier thấy ghi chép về plesiosaur kỳ quặc tới mức ông đặt câu
hỏi phải chăng loài này đã bị làm giả mạo. Khi Anning phát hiện thêm một