bộ xương khác, một hóa thạch plesiosaur gần như hoàn chỉnh, ông lại một
lần nữa nhanh chóng được thông báo, lúc đó ông đã thừa nhận mình sai.
"Không ai có thể ngờ được một thứ kỳ quặc như thế lại xuất hiện," ông viết
cho một trong những cộng tác viên người Anh của mình. Trong chuyến thăm
nước Anh của Cuvier, ông đã tới thăm Oxford, nơi Buckland cho ông xem
một hóa thạch đáng kinh ngạc khác: một bộ xương hàm khổng lồ với một
chiếc răng cong nhô ra từ đó như thể một thanh mã tấu. Cuvier xác định cả
con vật này nữa cũng là một loại thằn lằn. Bộ hàm, vài thập niên sau, được
xác nhận là thuộc về một loài khủng long.
Con thú Maastricht hiện vẫn được trưng bày ở Paris
Ngành nghiên cứu địa tầng học ở thời điểm đó mới sơ khai, nhưng người
ta đã hiểu rằng những lớp đá khác nhau được hình thành trong những thời kỳ
khác nhau.
Các loài á long, thằn lằn cá và loài khủng long còn chưa được đặt tên đều
đã được tìm thấy trong những lớp đá vôi thuộc về thời kỳ được gọi là Thời
Kỳ thứ Hai, và ngày nay được gọi là Đại Trung sinh. Tương tự là loài ptero-
dactyle và thú Maastricht. Mẫu hình này đã đưa Cuvier tới một hiểu biết
khác thường về lịch sử sự sống: nó có một khuynh hướng. Những loài đã
mất mà xương có thể được tìm thấy gần mặt đất, như voi răng mấu và gấu
hang, thuộc về bộ các sinh vật còn sống. Đào sâu hơn nữa và người ta tìm
thấy những sinh vật khác, giống như loài thú ở Montmartre, không có con