giữa các nền văn hóa xuất hiện. Xung đột này đã xảy ra từ lâu, hai lẩn một
tuần, trên giảng đường này, nơi tôi được biết rằng thời xa xưa đã từng có
một người Hy Lạp tên là Herodotus.
***
Tôi còn chưa biết gì về cuộc sống của ông cũng như không biết rằng ông đã
để lại cho chúng ta một cuốn sách nổi tiếng. Hơn nữa, khi đó chúng tôi
cũng không thể đọc được cuốn sách có nhan đề Sử ký này, vì vào thời điểm
ấy bản dịch tiếng Ba Lan của nó còn đang bị khóa chặt trong tủ. Vào những
năm 40 của thế kỷ XX, giáo sư Seweryn Hammer đã dịch Sử ký và giao bản
đánh máy của mình cho nhà xuất bản Bạn Đọc. Tôi không xác định được
các chi tiết cụ thể vì toàn bộ hồ sơ đã bị thất lạc, nhưng mùa thu năm 1951
nhà xuất bản đã đưa bản in xuông nhà in. Nếu như không có gì trở ngại thì
cuốn sách đã được ra mắt vào năm 1952 và đến tay sinh viên chúng tôi, khi
chúng tôi còn đang học về lịch sử thời cổ đại. Nhưng mọi sự đã không xảy
ra như vậy, vì việc in ấn đột nhiên bị đình chỉ. Bây giờ chúng ta không có
cách gì biết được ai đã ra quyết định này. Cơ quan kiểm duyệt ư? Tôi nghĩ
vậy, nhưng không biết chắc chắn. Cuốn sách mãi ba năm sau mới được in -
vào cuối năm 1954, và xuất hiện trong các hiệu sách vào nàm 1955, như
vậy là đủ quá quắt lắm rồi.
Có thể suy đoán được tại sao lại có sự ngắt quãng lâu như thế từ lúc bản
đánh máy được đưa xuống nhà in cho đến khi Sử ký xuất hiện trong các
hiệu sách. Sự ngắt quãng này rơi vào thời điểm trước cái chết của Stalin và
khoảng thời gian ngay sau đó. Bản đánh máy nằm ở nhà in khi các đài phát
thanh phưong Tây bắt đầu loan tin về trọng bệnh của Stalin. Người ta không
biết gì cụ thể, nhưng họ sợ những làn sóng khủng bố mới và tốt hơn hết là
né tránh, không mạo hiểm, trì hoãn chờ đợi. Không khí căng thẳng. Những
người kiểm duyệt cảnh giác gấp đôi.
Nhưng Herodotus ư? Cái quyển sách của ông được viết từ hai nghìn rưởi
năm trước ư? Vậy mà đúng thế. Đúng thế, vì khi đó sự ám ảnh về những ẩn
ý đã chế ngự, điều khiển toàn bộ tư duy của chúng ta, toàn bộ phương pháp