Từ đâu mà có từng ấy bộ lạc? Riêng ở châu Phi mới một trăm năm trước
vẫn còn tới mười nghìn. Chỉ cần đi qua một con đường: làng đầu tiên là bộ
lạc Tulama, nhưng làng tiếp theo đã khác - bộ lạc Arusi. Bên này sông là
người Murle, còn bên kia - người Topota. Một bộ lạc sống trên đỉnh núi,
nhung ở dưới chân núi lại là bộ lạc hoàn toàn khác.
Mỗi bộ lạc có ngôn ngữ, tập quán và thần thánh riêng của mình.
Điều này xảy ra như thế nào? Sự phong phú đến khó tin và muôn màu
muôn vẻ lạ thường ấy do đâu mà có? Nó bắt đầu từ đâu? Khi nào? Ở đâu?
Các nhà nhân học nói rằng nó bắt đầu từ một nhóm nhỏ. Có thể là từ vài
nhóm. Mỗi nhóm có khoảng chừng ba mươi - năm mươi người. Nếu nhỏ
hon, nó sẽ không thể tự vệ được, nếu lớn hơn - sẽ không có gì mà ăn. Chính
tôi đã gặp hai bộ lạc ở Đông Phi, mỗi bộ lạc đều có không quá một trăm
người.
***
Được, cứ cho là có ba mươi - năm mươi người. Mầm mông của bộ lạc là
như thé. Nhưng tại sao cái mầm mống ấy lại phải có ngay ngôn ngữ của
mình?
Làm thế nào mà trí óc con người có thể nghĩ ra một số lượng ngôn ngữ
nhiều chưa từng thấy như thê?
Mỗi ngôn ngữ có từ vựng, ngữ pháp, biến tố, v.v... của mình? Có thể hiểu
được chuyện một dân tộc lớn hàng triệu người sáng tạo ra ngôn ngữ cho
mình bằng nỗ lực chung. Nhưng ở đây, trong rừng rú châu Phi, là những bộ
lạc nhỏ sống bên rìa của sự tồn tại, chật và chật vật, đi chân đất và luôn đói
ăn, vậy mà họ có tham vọng và khả năng để nghĩ ra một ngôn ngữ - riêng,
khác biệt, chỉ dành cho mình.
Mà không chỉ là ngôn ngữ. Vì đồng thời, ngay từ ngày đầu tồn tại họ đã bắt
đầu nghĩ ra cho mình các thánh thần. Mỗi bộ lạc có thánh thần riêng - duy
nhất và không thể thay thế. Và tại sao họ không bắt đầu từ một thần, mà lại
có nhiều thần ngay?