Người dân ở đây không biết đến thế giới rộng lớn, không biết đến châu Phi,
thậm chí chính đất nước mình, nhưng trên quê hương nhỏ bé của mình, trên
mảnh đất bộ tộc mình, họ biêt rõ từng lối mòn, từng cái cây hay hòn đá.
Những nơi ấy không có gì bí mật đối với họ, vì từ thuở ấu thơ họ đã quen
với chúng, thường xuyên đi ban đêm trong bóng tối, mò mẫm vào cây cành
mọc bên đường, cảm nhận bằng đôi chân trần con đường vô hình đang chạy
về đâu.
Tôi đã cùng Negusi ngang dọc như thế trên miền đất của người Amhara,
nơi anh thuộc như lòng bàn tay. Mặc dù anh là một người nghèo, nhưng
trong một góc nào đó của trái tim mình, anh cảm thấy tự hào về miền đất
rộng lớn mà chỉ anh mới có thể phác ra biên giới này.
Tôi khát nên Negusi dừng lại bên một con lạch và dụ tôi uống thứ nước mát
lạnh, trong như pha lê của nó.
- No problem! - Anh kêu lên khi thấy tôi do dự không biết nước có sạch
không, và anh vục cái đầu to lớn của mình xuống đó.
Sau đó tôi muốn ngồi xuống những tảng đá nhô lên xung quanh, nhưng
Negusi cản tôi:
- Problem! - anh cảnh cáo và biểu diễn bằng một động tác tay uốn éo rằng ở
đó có thể có rắn.
***
Tất nhiên mọi cuộc thám hiểm vào sâu trong Ethiopia đều là điều xa xỉ. Bởi
vì ngày thường trôi qua với việc thu thập tin tức, viết điện tín, những
chuyên đi đến bưu điện nơi từ đó người nhân viên điện báo trực ban gửi
chúng đến văn phòng của PAP
ở London (như thế rẻ hơn là gửi trực tiếp
về Vacsava). Việc thu thập tin tức rất mất thời gian, khó khăn và không chắc
chắn - đó là những mẻ lưới hiếm khi bắt được cái gì. Ở đây chỉ phát hành
độc một tờ báo tên là Ethiopian Herald dày bốn trang (một vài lần đâu đó ở
miền quê, tôi đã nhìn thấy chiếc xe buýt từ Addis Ababa tới và mang đến
một tờ báo cùng hành khách thế nào, mọi người tụ họp lại trên quảng