Nhưng tấn thảm kịch này đã xảy ra như thế nào? Những cảnh tượng của sự
tàn phá đầy tiếng kêu la và máu này nói lên điều gì? Những sức mạnh nào -
vô hình và ngấm ngầm nhưng mạnh mẽ và bất khả kháng - đã gây ra
chúng? Chúng là kết thúc hay khởi đầu của quá trình, báo hiệu những xung
đột đầy căng thẳng tiếp theo? Rồi ai sẽ theo dõi chúng? Chúng tôi, các
phóng viên và thông tín viên ư? Không. Bởi vì người ta mới chỉ vừa chôn
cất những người chết ở noi xảy ra sự kiện, thu dọn những xác xe bị cháy và
quét đi những mảnh kính vỡ trên phố, chúng tôi đã xếp túi đồ và tiếp tục lên
đường, đến nơi người ta đang đốt xe, đập kính cửa hàng và đào huyệt cho
những người ngã xuống.
Có thể phá vỡ cái khuôn mẫu này, thoát khỏi chuỗi hình ảnh này, cố gắng
vươn đến sâu hơn được không? Không thể viết gì về xe tăng, về những
chiếc xe bị đốt và các cửa hàng bị đập, vì tôi không nhìn thấy gì như vậy cả,
mà muốn lý giải cho chuyên đi tự ý của mình, tôi bắt đầu tìm kiếm nền tảng
và nguồn gốc của cuộc đảo chính, xác định điều gì ẩn giấu phía sau nó và
nó có nghĩa gì, tức là trò chuyện, quan sát mọi người, mọi nơi, và đọc, tóm
lại là cố gắng hiểu được điều gì đó.
***
Mãi đến khi ấy tôi mới thấy Algiers như một trong những nơi quyến rũ và
bi thảm nhất thế giới. Trong không gian nhỏ bé của thành phô xinh đẹp
nhưng chật chội này có hai xung đột lớn của thế giới hiện đại giao nhau.
Cái thứ nhất - giữa Thiên chúa giáo và Hồi giáo (ở đây thể hiện trong các
xung đột giữa nước Pháp thực dân và Algeria thuộc địa). Và cái thứ hai -
ngay lập tức trở nên sâu sắc hơn sau sự ra đi của người Pháp và việc giành
được độc lập, xung đột ngay trong lòng đạo Hồi - giữa dòng chảy cải mở,
biện chứng của nó, mà tôi có thể gọi là “dòng chảy Địa Trung Hải”, và
dòng chảy hướng nội khép kín, phát sinh từ cảm giác bất an và bối rối trong
thế giới đương thời, nhưng được dẫn dắt bởi những người theo trào lưu
chính thống sử dụng các kỹ thuật và tổ chức hiện đại, những người tưởng
rằng việc bảo vệ tín ngưỡng và phong tục là điều kiện tồn tại của chính họ,
là bản sắc duy nhất mà họ có.