Hiện nay truyền thống tuyển dụng hàng loạt này vẫn tiếp diễn,
tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhật giờ đây không phát triển thần
tốc về quy mô nữa nên văn hóa tuyển dụng cũng bắt đầu thay
đổi. Dù vậy, doanh nghiệp lớn ở Nhật vẫn chú trọng tuyển sinh viên
mới ra trường nhiều hơn để đào tạo nguồn nhân lực tương lai làm
nòng cốt cho công ty và tuyển dụng một phần lao động có kinh
nghiệm để lấp các chỗ trống. Vài năm gần đây, một vài công ty đã
bắt đầu có chế độ tuyển dụng quanh năm chứ không tập trung vào
tháng Tư như truyền thống nữa, nhưng bởi sinh viên Nhật tốt
nghiệp vào tháng Ba và bắt đầu nhập công ty vào tháng Tư nên
tháng Tư vẫn là mùa doanh nghiệp tuyển dụng nhiều nhất.
Coi trọng thâm niên làm việc hơn trình độ học
vấn
Trong công ty Nhật, tuổi tác của nhân viên không quan trọng
bằng thâm niên làm việc. Người vào công ty trước bạn thì dù ít tuổi
hơn bạn vẫn là sempai của bạn. Khi giao tiếp với tiền bối thì dù
bạn nhiều tuổi hơn, bạn vẫn cần dùng kính ngữ và giữ thái độ tôn
trọng nhất định chứ không suồng sã như những người có cùng
thâm niên (vào công ty cùng năm) với bạn. Khi giới thiệu về mình
trước mọi người trong công ty, mọi người hay giới thiệu số năm mình
làm việc ở công ty hay số năm mình đi làm (trở thành người xã hội -
shakaijin). Những người vào công ty cùng một năm thường có mối
quan hệ thân thiết và gần gũi với nhau hơn dù có thể tuổi tác khác
nhau, họ gọi nhau là Douki (Đồng kỳ).Ví dụ: một người tốt nghiệp
thạc sĩ rồi đi làm lúc 25 tuổi vẫn ngang hàng và là Douki với một
người tốt nghiệp đại học và đi làm lúc 23 tuổi nếu họ vào công ty
cùng một năm.
Công ty Nhật coi trọng việc người nhân viên có kinh nghiệm làm
việc bao nhiêu năm và ở công ty mình bao nhiêu năm chứ không