- Họ là những ai thế? Chàng vui mừng đáp: - Ba người học rộng biết
nhiều nhất trong số họ có pháp danh là Trúc Đạo Sinh, Đạo Dung, Tăng
Duệ. Tôi “a” lên một tiếng. Chàng giữ tay tôi lại, quay đầu hỏi:
- Ngải Tình, nàng biết họ, phải không? Tôi lè lưỡi tinh nghịch, đáp: - Ba
vị đó, cộng với Tăng Triệu được người đời sau mệnh danh là “Thập môn tứ
thánh”, là những đệ tử đắc lực nhất của chàng.
Tôi nhớ lại những tài liệu lịch sử từng đọc, thuật lại cho chàng nghe một
cách tỉ mỉ về lai lịch của họ.
Trúc Đạo Sinh sinh cùng năm với Đạo Dung, cả hai chỉ kém Rajiva năm
tuổi. Đạo Sinh xuất thân con quan, rất có tài biện luận, hồi trẻ đã nổi danh
khắp vùng vì khả năng đó.
Đạo Dung xuất gia năm mười hai tuổi, là người có trí nhớ phi thường.
Hồi nhỏ, vào một ngày nọ, sư phụ sai Đạo Dung vào trong thôn mượn cuốn
“Luận ngữ”, Đạo Dung không mang sách về mà nói rằng mình đã đọc
thuộc. Sư phụ không tin, liền lấy cuốn “Luận ngữ” ra đối chiếu và bảo Đạo
Dung đọc thuộc, Kết quả, nhà sư đã đọc không sai một chữ.
Tặng Duệ trẻ hơn hai người kia, nhưng năm nay cũng đã ngoài ba mươi.
Trước kia, Tăng Duệ là đệ tử của ngài Thích Đạo An, vị cao tăng rất được
vua Phù Kiên trọng dụng. Người này rất chăm chỉ, năng lực lĩnh hội rất
cao.
Rajiva vừa nghe giới thiệu vừa hết lời khen ngợi, và nói rằng ngày mai
sẽ bẩm tấu với Diêu Hưng, để ba người đó vào sống trong chùa Thảo
Đường, trợ giúp chàng dịch thuật kinh Phật. Có được ba đệ tử tài giỏi như
vậy, Rajiva rất vui. Tôi rót trà cho chàng, hỏi:
- Chàng định sẽ dịch cuốn kinh nào trước?
- Tất nhiên là…