Rajiva đã giảng giải cho tôi nghe về vị trí, vai trò của từng người trong toàn
bộ chu trình dịch thuật.
Người đảm nhiệm việc ghi chép kinh văn gọi là “chấp bút”, đó phải là
người có trí nhớ tốt nên công việc này được giao cho Trúc Đạo Sinh. Người
kiểm tra và so sánh bản dịch tiếng Hán với bản gốc tiếng Phạn được gọi là
“chứng văn”, công việc này đòi hỏi người đảm nhiệm phải tinh thông cả
tiếng Phạn và tiếng Hán, Rajiva tự mình gánh lấy trách nhiệm này, Tăng
Triệu trợ giúp thêm cho chàng. Người chau chuốt lại bản dịch được gọi là
“nhuận văn”, đó phải là người viết văn rất giỏi, công việc này được giao
cho Tăng Triệu và Trúc Đạo Sinh. Ngoài ra còn có người kiểm tra và xác
nhận độ chính xác về mặt ngữ nghĩa của bản dịch, gọi là “chứng nghĩa”, do
Đạo Hằng và Đàm Ảnh đảm nhiệm công việc khảo đính, đối chiếu và sửa
từng câu chữ trong bản dịch. Nhà vua cũng có lúc tham gia vào quá trình
này, gọi là “xuyết văn”.[1]
[1] Tham khảo cuốn “Mười lăm vấn đề của Phật giáo” của học giả Quý
Tiễn Lâm, Trung Quốc. Từng câu chữ đều phải tuân thủ quy trình dịch
thuật hết sức nghiêm ngặt và đầy trách nhiệm. Mùi hương trầm tỏa lan
trong không gian, ngay dưới bức tượng với gương mặt từ bi của Phật tổ, là
thái độ làm việc hết sức cần mẫn, nghiêm túc của mỗi nhà sư. Họ đang
tham gia vào một công việc vĩ đại, mà thành quả của nó lưu truyền đến
ngàn đời sau.
- Thưa thầy!
Trúc Đạo Sinh đang ghi chép, bỗng ngẩng lên, cung kính thưa:
- Năm xưa, cao tăng Trúc Pháp Hộ cũng từng dịch cuốn kinh này, Đạo
Sinh còn nhớ, ngài dịch đoạn kinh văn này là “Trời thấy người, người thấy
trời”.
Rajiva gật đầu: