Khuê trên trời. Trung Quán luận của phái Không tông mà sư huynh đề
xướng sao so sánh được với phái Hữu tông?
Tôi tức khí. Lão hòa thượng này ngang nhiên khiêu khích cha trước mặt
bao nhiêu đệ tử của người thế này, thật quá đáng. Tôi biết lão là ai, đó
chính là Buddhabhadra, tên tiếng Hán là Giác Hiền, người luôn chống lại
mọi quan điểm về Phật pháp của cha. Ông ta cậy mình là đệ tử của dòng tu
chính phái Hữu tông – Đại Thừa, sau khi đến đất Hán đã ra sức đả kích
quyền uy của cha, hòng tranh giành địa vị với cha.
- Sư đệ Giác Hiền à, đệ đến Trường An trợ giúp ta dịch thuật kinh Phật,
ta vui mừng khôn xiết. Thời gian qua, được cùng sư đệ luận đàm về Pháp
tướng, khám phá những lý luận vi diệu, sâu xa, ta đã học hỏi và lĩnh hội
được rất nhiều tri thức quý báu.
Cha vẫn kiên trì giữ thái độ mềm mỏng, lịch duyệt và rất mực cung kính
với Giác Hiền:
- Không phải ta không muốn chuyển dịch các luận thuyết của phái Hữu
tông. Nhưng ta thiết nghĩ, học thuyết của phái Không tông đã được truyền
bá rộng rãi ở Thiên Trúc, nên người dân Trung Nguyên sẽ dễ dàng tiếp
nhận và lĩnh hội hơn. Bên cạnh đó, giáo lý của phái Hữu tông hướng dẫn
con người cách tu tập để có thể thành Phật bằng những phương thức quá ư
gian khổ, nên theo ta, trước mắt, học thuyết của giáo phái này chưa phù
hợp để truyền bá ở Trung Nguyên. Tôi gật đầu tán đồng, cha nói rất đúng.
Phần lớn các giáo phái Phật giáo ở Trung Quốc đều thuộc phái Không tông,
bởi vì những lý thuyết như: “mọi chúng sinh đều có Phật tính”, hay “chỉ
cần buông đao là có thể thành Phật”, rồi thuyết “vô tình hữu Phật tính”
(ngay cả các loài vô tình như núi sông, cây cỏ cũng có Phật tính)[1]… thì
già trẻ lớn bé, ai ai cũng có thể đọc hiểu và giác ngộ. Trong khi đó, phương
pháp tu tập mà giáo phái Hữu tông đề ra rất gian khổ, khó thực hiện, lại
không có gì đảm bảo sẽ thành công, nên người dân bỏ Hữu tông mà theo
Không tông cũng là điều dễ hiểu. Mức độ khó dễ trong việc tu tập để thành