ĐỨC PHẬT VÀ NÀNG - Trang 159

Huyền Trang rất ít người nhớ đến. Trong khi bản dịch nghiêng về phương
pháp dịch thoát ý của Rajiva lại được lưu truyền rộng rãi suốt 1650 năm.

Trong bản dịch “Kinh kim cương” của Rajiva, tôi thích nhất đoạn này:

Nhất thiết hữu vi pháp

Như mộng, huyễn, bào, ảnh

Như lộ diệc như điện

Ưng tác như thị quán

(Tất cả các pháp hữu vi

Như bóng, bọt nước có gì khác đâu

Như sương, như điện lóe mau

Hãy xem như giấc chiêm bao mơ màng)[8]

Những câu kinh súc tích, chau chuốt, đậm chất thơ trích từ “Kinh kim

cương” ấy đã toát lên tư tưởng chủ đạo của Phật giáo Đại Thừa khi nhìn
nhận cõi đời như một giấc mơ, như một cơn gió thoảng, như giọt sương rơi
trên chiếc lá, thường được gọi là bài kệ Lục Như. Đọc những bản dịch như
thế này mới hiểu được vì sao tác phẩm dịch thuật của Rajiva lại có sức
sống lâu bền với thời gian như vậy.

Rajiva thuyết giảng triết lý “không” trước quần chúng, điều này chứng tỏ

cậu ấy đã thay đổi tông phái từ Tiểu Thừa sang Đại Thừa, đang ra sức
truyền bá giáo lý Đại Thừa, bất chấp sự phản kháng mạnh mẽ từ các thế lực
Phật giáo Tiểu Thừa ở Khâu Từ. Vậy là, hơn mười năm dưới sự nỗ lực
không ngừng của Rajiva, người dân Khâu Từ đã tin theo và sùng bái Phật
giáo Đại Thừa. Nhưng, Rajiva đâu biết rằng, sau khi cậu rời khỏi Khâu Từ
và không bao giờ trở lại, tông phái Đại Thừa mà cậu mất bao công sức và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.