ĐỨC PHẬT VÀ NÀNG - Trang 22

Nếu có thể mang cuốn kinh thư này trở về, nó sẽ có giá trị nghiên cứu

lớn lao biết chừng nào!

Ni cô xinh đẹp hơi chau mày! Tiểu hòa thượng sau một thoáng giật

mình, ngạc nhiên nhìn tôi:

- Cô biết văn tự này? Đây là chữ Khâu Từ, không phải Tochari[2].

A, đúng rồi, Tochari là cách đặt tên của người Đức, những người Khâu

Từ này chắc chắn không biết Tochari là tên gọi ngôn ngữ của họ. Nhưng
con người ở thế kỉ XXI đã quen với tên gọi đó. Tôi cười ngượng ngùng
nhưng mắt vẫn dán chặt vào những hình số 8 xiêu vẹo kia, tự nhận thấy nỗi
hưng phấn được tận mắt chiêm ngưỡng những dòng văn tự Tochari sống
động đang dâng cao không bút nào tả xiết.

Được nghe lại và thấy lại một ngôn ngữ đã thất truyền đối với một người

nghiên cứu lịch sử như tôi, có ý nghĩa vô cùng lớn lao, không thể đo đếm.
Để có thể giải mã những văn tự đã chết, biết bao nhà nghiên cứu ngôn ngữ
đã phải dành cả cuộc đời để tìm kiếm dấu tích trên những di chỉ, di cảo còn
sót lại. Thế kỷ XVIII, Champollion lần đầu tiên giải mã được chữ tượng
hình Ai Cập, đã vén được bức màn bí ẩn phủ trên mình lịch sử suốt mấy
nghìn năm và ông được lưu danh thiên cổ. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn
chưa có cách nào giải mã hoàn toàn văn tự Tochari, nếu như tôi có thể đọc
hiểu thứ ngôn ngữ này…

Tôi nắm chặt tay áo thùng thình của tiểu hòa thượng:

- Làm ơn, dạy tôi tiếng Tochari, à không, tiếng Khâu Từ!

Hòa thượng sững sờ chốc lát, rồi quay ra hỏi:

- Cô biết chữ Hán chứ?

- Tất nhiên rồi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.