Từ, đâu cần phải học kinh Phật tiếng Hán, hòa thượng người Hán học kinh
Phật từ tiểu hòa thượng này mới đúng chứ!
Hôm đó, tôi còn phát hiện thêm điều thú vị này nữa: sau bữa trưa, hai mẹ
con hòa thượng không ăn thêm bất cứ thứ gì. Người cổ đại chỉ ăn hai bữa
một ngày, giới tăng ni càng nghiêm khắc hơn.
Hỏi tiểu hòa thượng thì được trả lời bằng tiếng Hán bập bõm rằng, giới
luật quy định, hòa thượng có thể dùng bữa trong khoảng thời gian từ sáng
đến trưa, nhưng bắt đầu từ buổi chiều cho đến buổi sáng ngày tiếp theo, hòa
thượng không được phép ăn uống bất cứ thứ gì.
Giới luật này được đặt ra xuất phát từ câu chuyện: một đệ tử của Phật
Thích Ca đi khất thực vào buổi chiều muộn, lúc ấy trời đã nhá nhem tối,
một người phụ nữ mang thai lầm tưởng vị hòa thượng đó là ma, đã quá sợ
hãi dẫn đến đẻ non. Từ đó, Phật Thích Ca đã đặt ra giới luật này. Nhưng
những người ốm đau bệnh tật hoặc những người lao động vất vả, thì vẫn
được phép ăn bữa tối, để duy trì sức khỏe.
Tôi gật gật đầu. Vào thời đại của Phật Thích Ca, các hòa thượng dành
phần lớn thời gian cho việc ngồi thiền, nên năng lượng tiêu hao không
nhiều, không ăn bữa tối cũng không sao. Nhưng khi Phật giáo được truyền
vào đất Hán, các nhà sư Trung Nguyên vẫn ăn tối như người thường. Bởi
vì, ở Trung Nguyên, nhà sư cũng phải làm ruộng, nên đã chủ động thay đổi
giới luật. Điều đó chứng minh tính linh hoạt của tín ngưỡng Phật giáo. Có
lẽ vì thế, trải qua mấy nghìn năm, Phật giáo vẫn phát triển mạnh mẽ.
Quan sát cách họ ăn cơm và uống nước đều nhận thấy nhiều điều thú vị.
Đám thị nữ dùng một vật dụng gần giống với túi lưới, lọc nước rồi mới
mang đến cho hai mẹ con hòa thượng uống[3]. Lúc đầu tôi cứ đinh ninh,
hẳn là họ e ngại nước trên sa mạc chứa nhiều tạp chất, nặng mùi phèn nên
lọc qua một lần rồi mới uống. Nhưng đến khi thấy nước dành chomình
không cần lọc, liền cảm thấy kì lạ.