phục vụ việc trồng cấy. Lễ hội này được truyền đến Trung Nguyên vào thời
nhà Đường, khiến kinh thành của người Hán trở nên náo động hơn bao giờ.
Có rất nhiều tác phẩm thơ ca nổi tiếng viết về lễ hội Sumuzhe đã ra đời
trong thời kỳ này, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Di, Lý Hạ… đều đã từng
chấp bút về đề tài này. Đến đời Tống, Sumuzhe trở thành tiêu điểm của rất
nhiều bài tử, trong đó, nổi tiếng nhất phải kể đến bài tử của Phạm Trọng
Yêm:
Biếc mây trời
Vàng lá đất
Sóng lẫn sắc thu
Khói sóng xanh lặng ngắt
Nước lên trời, núi chiều nắng bắt
Đám cỏ trêu ngươi
Mơn mởn trong nắng nhạt
não hồn quê
Buồn đất khách
vì được bằng đêm
Mộng đẹp ru ngon giấc
Trăng sáng chớ một mình tựa gác
Rượu ngấm ruột sầu
Nỗi nhớ đẫm nước mắt[13]