bà, ống sáo làm bằng sừng động vật,... tất cả những nhạc cụ đặc sắc này đã
tạo nên biểu thanh âm rộn rã, vui tai.
Năm 1903, có hai người Nhật đã tìm được một chiếc hộp, bên trong
đựng xá lợi của một vị cao tăng ở thành cổ Subash. Họ lẳng lặng đem chiếc
hộp về Nhật Bản và giấu đi. Đến tận năm 1957, người Nhật Bản mới phát
hiện ra, dưới lớp màu sắc được phủ phía trên thấp thoáng dấu ấn của hội
họa. Lúc đó, họ mới cạo bỏ lớp màu trên bề mặt, những hình vẽ nguyên sơ
hiện ra, đó là bức họa về các vũ điệu Sumuzhe, sống động và tinh tế khiến
người ta phải kinh ngạc. Bức họa vễ rất nhiều ngưới, trên tay cầm những
nhạc cụ đặc sắc của Tây vực, họ đeo mặt nạ và trình diễn những vũ đạo
không giống nhau.
Đến nay, chiếc hộp vẫn đang ở Nhật Bản. Chúng tôi phải cất công sang
tận đó để chụp hình mang về nghiên cứu.
Còn bây giờ, lễ hội từng được mệnh danh là “ngày hội sôi động của
phương Đông” đang diễn ra sống động trước mắt tôi, có thể nói rằng, niềm
phấn khích trong tôi không bút nào tả xiêt. Lễ hội Sumuzhe diễn ra liên tục
trong bảy ngày, bất kể ngày đêm. Nếu như khi quay về, tôi có thể góp sức
khôi phục lại ngày lễ cổ truyền long trọng này thì công tác nghiên cứu tính
kế thừa lịch sử của các loại hình nghệ thuật ca múa dân gian chắc chắn sẽ
được ủng hộ và phát triển rộng rãi. Và điều đó, chắc chắn sẽ khiến không ít
đồng nghiệp của tôi phải đỏ mắt ghen tị. Ha ha, chỉ nghĩ đến đó tôi đã sung
sướng cười ngất.
Bây giờ là buổi trưa, đoàn ca vũ vẫn tiếp tục diễu hành qua các con phố,
bên đường, những quán ăn vặt đã bày sẵn lúc nào. Mùi thơm của thịt dê
nướng khiến tôi không khỏi nuốt nước miếng ừng ực. Tháo mặt nạ, tôi đến
bên một sạp hàng nhỏ, hỏi mua ba xiên thịt. Xiên thịt nướng ở thời đại này
sao mà vĩ đại! Miếng nào miếng ấy to bằng cả quả trứng gà. Khi đi du lịch
ở Tân Cương, tôi phát hiện ra điều này, rằng kích thước của xiên thịt cứ
nhỏ dần từ nam Tân Cương lên bắc Tân Cương, từ Tân Cương đến đại lục,