Khi đi ngang qua Khâu Từ, Huyền Trang cũng từng được chứng kiến và
ghi chép lại không khí náo nhiệt của ngày hội này. Đức vua Khâu Từ đã
mời nhà sư cùng dự lễ. Đến tiết mục nhảy múa, đức vua còn khẩn khoản
mời sư phụ cởi áo cà sa và giày tất, cùng tham gia vào điệu múa cầu lạnh.
Huyền Trang cũng xem múa hát đó thôi, vì sao Rajiva không thể? Nhưng
thôi, Huyền Trang là du khách từ nơi xa đến, nhập gia phải tùy tục là theo
lẽ thường tình.
Tôi đeo chiếc mặt nạ mua ở Subash, đi lang thang ngắm nghía phố
phường. Những con phố chính đã chật kín người, ai nấy đều đeo mặt nạ,
mọi người niềm nởi chào hỏi lẫn nhau, bất kể người quen hay người lại.
Không khí cởi mở, vui tươi ấy đã bù đắp nỗi trống trải và xua tan ưu phiền
trong lòng tôi. Tôi náo nức hòa vào dòng người trên phố. Một lát sau, thì
đoàn diễn hành bắt đầu diễn qua. Đầu tiên là đội trống với dàn trống Hạt
khổng lồ dẫn đầu[14], các tay trống ngồi trên xe ngựa, đồng loạt đánh lên
những thanh âm sôi động đầu tiên, mở màncho lễ hội Sumuzhe. Theo sau là
một đoàn nghệ sỹ cầm trên tay nhiều loại trống lớn nhỏ khác nhau, vừa
đánh trống vừa nhảy múa, phối hợp nhịp nhàng với đội trống Hạt đi đầu.
Cách một đoạn là đến đội hình múa đôi nam nữ. Họ mặc những trang phục
chỉnh tề, nghiêm trang, mảnh khăn lụa dài được căng rộng trên hai sải tay,
biểu cảm trang trọng, điệu múa truyền thống. đậm màu sắc cổ điển. Điệu
múa này có nét gì đó rất giống với vũ điệu “ương ca[15]” của các bà cô
người Hán vào mỗi dịp năm hết Tết đến.
Tiếp đó là đội hình biểu diễn múa trên dây, các cô gái trẻ, đầu đội mũ
miện đính hoa tươi, sải bước trên những sợi dây thừng được trang trí hoa
văn rực rỡ, ký thuật điêu luyện, động tác uyển chuyển, nét mặt rạng rỡ như
hoa. Kế đó là các đội hình múa dải lụa, xiếc khỉ, vân vân. Mắt tôi được dịp
no căng với bao nhiêu loại hình vũ đạo độc đáo. Mỗi điệu múa có một đội
hình riêng, với những cỗ xe được trang trí hoa tươi muôn hình muôn vẻ và
rất nhiều các loại nhạc cụ khác nhau, kèn thất lật[16], đàn Không[17], tỳ