- Tuy không rõ cô Ngải Tình từ đâu tới, nhưng cô nói Rajiva thành công
trong lĩnh vực Phật học, ta tin là cô đúng.
- Quốc sư, xin hãy nghỉ ngơi một lát.
Tôi mang nước tới cho ông. Ông thở dài, mệt nhọc cất tiếng:
- Không nói, e là không còn thời gian nữa.
Kumarayana đột nhiên hướng ánh nhìn nghiêm khắc về phía tôi:
- Cô Ngải Tình đã biết trước Rajiva sẽ dâng hiến trọn đời nơi cửa Phật,
vì sao vẫn để nó nảy sinh tình cảm với cô? Như thế, có tàn nhẫn quá
không? Phải chăng, Phật tổ cử cô tới đây để thử thách nó?
Bàn tay tôi run bắn, cốc nước rơi xuống, vỡ choang. Tôi hốt hoảng thu
dọn, trong lúc cuống quít, mảnh vỡ lẹm một đường vào tay, vết cứa ấy đánh
thức tôi. Vậy là ông đã biết từ lâu. Cũng phải thôi, Mavasu là người nô bộc
trung thành đã theo ông từ Ấn Độ đến Khâu Từ. Tôi sống trong căn nhà
nhỏ của Rajiva ba tháng trời, làm sao giấu ông được.
- Quốc sư…
Ông thở dài, vẻ mặt mỏi mệt, buồn khổ.
- Ta là người từng trải, từng bị nỗi khổ vì yêu dày vò. Năm xưa hoàn tục,
ta đã chịu rất nhiều lời phỉ báng, chỉ trích. Cứ ngỡ, một chữ tình có thể hóa
giải tất cả, đền bù tất cả. Nào ngờ, người ta yêu thương lại là người có trái
tim sắt đá, một lòng theo đuổi lí tưởng, khiến cả hai đứa con phải chịu khổ
cùng ta.
Ông dứt cơn thở gấp, ngừng lại nghỉ ngơi, rồi mới tiếp tục.
- Ta biết cô cũng có tình cảm với Rajiva. Nhưng nó đã một lòng hướng
Phật, ngày sau lại có được thành tựu như vậy, nó không thể dành chỗ cho