Buổi tối, chúng tôi dựng trại trên nền đất cũ hoang tàn, đổ nát của thành
phố cổ. Ngồi bên đống lửa gặm bánh nướng Khâu Từ trệu trạo nhai, nuốt
từng miếng, tôi nhanh chóng “bỏ cuộc”, đưa mắt về phía toà thành hoang
phế trong đêm u tịch. Không biết giờ này cậu ấy đang ở đâu? Có đang ngồi
trước đống lửa và bận lòng về “ai đó” như tôi không? Còn nhớ lần đầu tiên
gặp Rajiva, cũng vào một đêm tháng 10 giữa sa mạc mênh mông hoang vu.
Khi ấy cậu vẫn là một thiếu niên, đôi mắt long lanh, chăm chú nhìn tôi đầy
vẻ hiếu kỳ.
- Chị đang nghĩ gì thế?
Một cốc nước được đẩy đến trước mặt tôi, ánh lửa bập bùng trong mắt
Pusyseda, cậu ta giống Rajiva quá!
Tôi đón lấy cốc nước, áp tay vào sưởi ấm.
- Nơi đây từng là Đô hộ phủ của Ban Siêu tại Tây Vực, 16 năm chinh
chiến của cha con Ban Siêu đã làm thay đổi lịch sử Tây vực và cả lịch sử
Khâu Từ.
Pusyseda ngồi xuống bên cạnh tôi, hướng mắt vào đống lửa.
- Kể cho tôi nghe về ông ấy đi.
- Tôi rất ngưỡng mộ Ban Siêu. Cha ông là Ban Bưu, anh trai là Ban Cố,
em gái là Ban Chiêu, họ đều là những nhà sử học và nhà văn nổi tiếng thời
Hán. Bản thân ông lúc đầu cũng theo nghiệp văn chương nhưng sau đó đã
bỏ bút để cầm gươm.
Tôi nhấp một ngụm nước, hồi tưởng lại gia đoạn lịch sử hào hùng ấy.
- Hán Vũ Đế hạ lệnh cho Trương Khiên “khai thông” Tây vực, thi hành
chính sách kết giao hoà hảo, chỉ cần các tiểu quốc Tây vực thuận theo nhà
Hán, không những không phải cống nạp, mà còn được Hán triều ban