thưởng và cấp cho các kỹ thuật tiên tiến của Trung Nguyên. Thái độ cầu
hoà này khác hẳn với chính sách xâm chiếm tàn bạo của quân Hung Nô đối
với Tây vực. Bởi vậy, trong một thời gian dài, Tây vực đã hoàn toàn quy
thuận triều Hán, khiến quân Hung Nô vô cùng tức tối. Nhưng đến cuối đời
Hán, Vương Mãng soán ngôi, thiên hạ đại loạn, quân Hung Nô được dịp
ngóc đầu dậy, khống chế toàn bộ Tây vực. Đến khi Minh Đế, con trai của
Quang Vũ Đế lên ngôi mới phải Đậu Cố điều binh tấn công quân Hung Nô
ở phía Bắc. Từ đó, lịch sử đã viết những trang hào hùng về cuộc đời người
anh hùng Ban Siêu.
Thành quách tiêu điều ủ mình trong gió thu se sắt là chứng tích của
những tháng năm huy hoàng ấy. Ban Siêu cùng với đội quân 36 người của
mình đã chiến đấu và tiêu diệt 130 tên địch, từ chiến thắng đó, người đời
mới có câu ngạn ngữ “không vào hang cọp làm sao bắt được cọp con”. Khi
Hán Chương Đế quyết định từ bỏ tây vực và hạ chiếu triệu hồi Ban Siêu về
Trung Nguyên, ông đã kháng chỉ và cùng các tộc người Tây vực kiên trì
trấn giữ Salaq suốt năm năm trời. Số binh lính người Hán dưới quyền chỉ
huy của ông không nhiều, nhưng ông đã thuần phục được các tiểu quốc Tây
vực bằng nhân cách và tài trí của mình.
Sau rất nhiều nỗ lực của cha con Ban Siêu, Khâu Từ đã quy thuận nhà
Hán. Vương triều nhà Bạch do Ban Siêu dưng lên đã cai quản Khâu Từ gần
tám trăm năm. Nhưng đến thời kì này, Khâu Từ không còn nghe theo hiệu
lệnh của Trung Nguyên nữa, nên mới dấy lên cơn binh biến, để rồi mười
một năm sau, Rajiva sẽ phải đối diện với bước ngoặt lớn trong cuộc đời.
Trái tim như vỡ ra, rỉ máu, cảnh sắc trước mắt như cũng nhuốm một màu
sẫm đỏ. Tôi nhắm mắt lại.
- Sao chị không kể tiếp?
- Cậu là người khâu Từ kia mà, sao lại không hay biết về giai đoạn lịch
sử này?