- Ở Ấn Độ, người ta tin rằng: Mọi thứ trên đời đều là giấc mộng của
Brahma, khi Brahma tỉnh lại, thế gian này sẽ biến mất, không tồn tại bất cứ
thứ gì.
Tôi thở dài, suy nghĩ như vậy thì thật là bi quan. Không muốn tiếp tục
chủ đề duy tâm ấy nữa, tôi hỏi:
- Brahma có phải là Phạm Thiên (đấng sáng tạo theo quan điểm Bà La
Môn) không?
Brahma, cách phát âm này rất quen thuộc. Theo trí nhớ của tôi thì đó là
một trong ba đấng sáng tạo của Ấn Độ giáo, gồm: Brahma, Shiva và
Vishnu. Tôi từng đến Ấn Độ và cũng từng viết một số bài nghiên cứu về
Ấn Độ giáo, nên cũng có chút hiểu biết.
- Phạm Thiên ư?
Kumalajiba dùng bút chì viết hai chữ đó lên tập giấy nháp của tôi rồi
nghiêng đầu suy nghĩ:
- Đã có lần cô nói rằng “Phạm” nghĩa là thanh tịnh, tránh xa mọi ham
muốn. Brahma là đấng sáng tạo ra thế giới và vạn vật, gọi Brahma bằng tên
“Phạm Thiên” quả là một cách dịch thông thái. Ngải Tình, tôi nghe nói đạo
Phật chưa phát triển ở Trung Nguyên, nhưng ở đó có người thông minh,
kiến thức uyên thâm như cô thế này, một ngày không xa, Phật giáo Trung
Nguyên chắc chắn sẽ hưng thịnh.
Tôi ấp úng không biết trả lời ra sao. Thế là lôi lại vô tình đánh cắp thành
quả dịch thuật của người khác rồi! Xin tạ lỗi với ngài Kumarajiva, ngài
Huyền Trang, Nghĩa Tịnh và nhiều dịch giả kinh Phật khác, tôi không hề cố
ý!
Buổi tối trước khi đi ngủ, một câu hỏi cứ quẩn quanh trong đầu tôi. Tôi
vượt qua giới hạn không gian và thời gian hàng ngàn năm để đến trước mặt