ĐỨC PHẬT VÀ NÀNG - Trang 85

cũng không xuất phát từ nhu cầu tự thân giống như ham muốn mỹ sắc.
Người xưa đã vậy, người nay vẫn thế.

Tôi ngừng lại, Bạch Thuần không nói gì, nhưng tôi luôn có cảm giác ánh

mắt ngài nhìn tôi không mấy thiện cảm. Cũng tại tôi ruột để ngoài da,
chẳng suy nghĩ thấu đáo, cứ thật thà phát biểu: háo sắc là thiên tính của con
người. Vì sao tôi không kịp nhớ rằng, xưa nay các vị hoàng đế vốn thích hô
khẩu hiệu to tát và ưa thể diện kia chứ?

Do đó, tôi vội vã bổ sung:

- Nhưng chữ “sắc” ở đây không hoàn toàn là mỹ sắc, mà chỉ tất cả những

thứ đẹp đẽ. Và “đức” cũng là một trong số những thứ đẹp đẽ đó. Người coi
trọng đức hạnh ngang với coi trọng cái đẹp được gọi là quân tử. Sở dĩ
Khổng Tử than phiền như vậy là vì bao năm lênh đênh, chu du khắp thiên
hạ, ghé qua hầu hết các nước chư hầu, vậy mà ngài vẫn bơ vơ như kẻ không
nhà, chỉ vì chưa gặp được vị quân vương nào xem trọng người tài đức như
xem trọng sắc đẹp. Nhưng nếu ngài còn sống đến ngày nay, gặp được vị
vua anh minh hiếu đức như đức vua đây, hẳn ngài sẽ không còn phải thở
dài buông lời cảm thán như vậy!

Biểu cảm trên gương mặt Bạch Thuần vẫn không hề thay đổi, tôi hoang

mang không biết “nịnh bợ” kiểu đó có chút hiệu quả nào không? “Làm bạn
với vua như chơi với hổ”, người xưa nói quả không sai! Ông ta mới là vua
của một tiểu quốc Tây Vực xa xôi mà đã vậy, nếu là Tần Hoàng Hán Vũ thì
còn đáng sợ đến thế nào? Chỉ cần khiến các ngài không vui là mất đầu như
chơi. Chợt như có một luồng hơi lạnh chạy dọc sống lưng, tôi chỉ dám hé
mắt nhìn trộm ngài. Bạch Thuần không thèm đếm xỉa đến tôi, ngài nói vài
câu với Rajiva bằng tiếng Tochari rồi bước ra ngoài.

Ngày hôm sau, ngài nói về tôi trước mặt hai mẹ con Rajiva, rằng:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.