Bộ “Kinh A-di-đà” do Rajiva biên dịch, rất ngắn gọn, súc tích, dễ đọc dễ
thuộc, đã trở thành “giáo trình” mà các đệ tử của phái Tịnh thổ tông phải
đọc mỗi ngày. Bộ kinh văn này ngày càng được lưu truyền rộng rãi, nhờ
vậy mà sức ảnh hưởng của giáo phái này cũng ngày càng được mở rộng.
Đến thế kỷ thứ XIII, nhà sư người Nhật là Nhật Liên đã sáng lập ra giáo
phái Nhật Liên tông dựa trên bộ kinh văn “Pháp hoa kinh” do Rajiva biên
dịch và tôn chàng làm thủy tổ.
Những điều này, lẽ nào không đủ để chứng minh cho sự vĩ đại của
chàng, chứng minh chàng đích thực là một bậc danh sư lỗi lạc? Ngoài
Rajiva, Huyền Trang cũng là một bậc danh sư chỉ dịch thuật mà không viết
sách. Họ không để lại những tác phẩm của riêng mình, nhưng điều đó
không hề làm hư hao địa vị danh sư lỗi lạc của họ.
Sống mũi cay xè, tôi ngắm nhìn đôi mắt nhân từ, thông tuệ của chàng và
tôi hiểu ra rằng, chàng không màng đến việc trở thành bậc danh sư lỗi lạc
nữa, vả chăng chàng cũng không còn thời gian để bận tâm đến việc đó nữa.
Còn nhiều việc quan trọng hơn đang chờ đợi chàng. Tôi ngã đầu vào ngực
chàng, ôm lấy eo chàng, lắng nghe tiếng trái tim chàng gõ nhịp, nước mắt
lã chã rơi xuống áo cà sa màu nâu sòng. Chàng chỉ lặng lẽ lau khô nước
mắt của tôi bằng những nụ hôn, bao bọc tôi bằng nụ cười rạng ngời, truyền
cho tôi hơi ấm… Tôi đã nhận lại chiếc ba lô của mình vào sáng sớm hôm
sau. Không thể chờ thêm nữa, tôi lôi ra chồng ảnh dày cộp, sắp xếp theo
thứ tự thời gian và bắt đầu giới thiệu tỉ mỉ với chàng từng bức một, từ lúc
nhóc Rajiva vừa chào đời, cho đến ngày sinh nhật lần thứ ba mươi ba của
tôi. Hàng nghìn tấm ảnh lấy từ máy tính xách tay và điện thoại di động của
tôi đã được đem đi rửa chỉ trong một ngày, tiêu tốn gần hết cuộn phim của
Chinh Viễn.
Chàng ngắm nghía từng bức ảnh một rất lâu, như thể muốn sống lại
những năm tháng và những khoảnh khắc đáng nhớ của nhóc Rajiva. Mỗi