ĐỪNG COI THƯỜNG Ô NHIỄM TÂM - Trang 54

102Trong thiền minh sát hành giả lúc nào cũng lui lại một bước để quan

sát sự vật rõ ràng hơn, trong khi hành thiền vắng lặng ta hòa mình đắm
chìm sâu thẩm bên trong đối tượng. Lùi bước để quan sát giúp tuệ giác phát
sanh.

104.Lúc ban sơ ta chỉ bắt đầu chú niệm. Khi chú niệm vững chắc, ta đem

tâm vào khoảnh khắc hiện tại, và có thể quan sát tỉ mỉ, xem xét rõ ràng
những đối tượng mà mình đang chú niệm.

105.Sự suy tư nằm bên trong tâm. Trạng thái vắng lặng cũng nằm bên

trong tâm. Hiểu biết như vậy làm cho ta quan sát sự suy tư và trạng thái
vắng lặng như những đối tượng của tâm, thay vì xem đó là “của ta”. Nếu
không xem vắng lặng chỉ giản dị là một trạng thái tâm, ta sẽ bị thu hút vào
đó.

106.Xem xét thái độ của mình trong khi hành thiền cũng là chú niệm.

107.Nếu ta không còn ý muốn hành thiền nữa, hay cảm thấy mình không

biết phải thực hành như thế nào, chớ nên kinh hoàng lo sợ. Không nên cố
sức ép mình hành thiền. Chỉ nhớ rằng mình nên thư giãn, thoải mái, thanh
bình an lạc. Vài lúc sau, ý muốn hành thiền sẽ tự nhiên trở lại. Cố gắng quá
sức sẽ làm cho tình trạng trở nên càng tệ hại thêm.

108.Khi tâm cảm nghe khó có thể chịu đựng, hãy cố gắng nhìn thẳng vào

trạng thái tâm ấy.

109.Nhiều người không muốn hành thiền khi cảm nghe tâm mình không

muốn. Thông thường ta có thể học hỏi từ trạng thái tâm khó chịu nhiều hơn
là lúc cảm nghe thoải mái. Trong thực tế ta có thể thâu nhận nhiều hiểu biết
rất thâm sâu qua những kinh nghiệm khó chịu. Hãy chấp nhận cả hai,
những kinh nghiệm tốt và những kinh nghiệm xấu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.