Dĩ nhiên, thuốc men lại là một công cụ điều trị hiệu quả khác, tùy đối tượng
bệnh nhân, thậm chí nó còn đóng vai trò cứu mạng. Thuốc có thể được kết hợp
với liệu pháp tâm lý nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất, đặc biệt với các ca
nghiêm trọng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất ta cần ý thức là ta đang nắm
trong tay một công cụ mới để chiến đấu với trầm cảm, và những phương pháp
điều trị không dùng thuốc như liệu pháp nhận thức cũng cực kỳ hiệu quả.
Các nghiên cứu mới đây cho thấy, liệu pháp tâm lý không chỉ hiệu quả với
những trường hợp bệnh nhẹ, mà cả cho những ca trầm trọng. Những khám phá
này trái ngược với những gì trước nay người ta thường tin, rằng “liệu pháp trò
chuyện” chỉ giúp được các ca nhẹ, một khi bệnh đã nặng thì chỉ còn cách uống
thuốc.
Có thể nguồn thông tin ta nhận được nói rằng trầm cảm là hệ quả của sự mất
cân bằng hoạt chất trong não, nhưng những nghiên cứu mới lại cho thấy liệu
pháp thay đổi hành vi bằng ý thức thật sự có thể làm biến đổi các chất xúc tác
trong não bộ con người.
Theo những nghiên cứu này, các bác sĩ Lewis R. Baxter Jr., Jeffrey M.
Schwartz, Kenneth S. Bergman, và các đồng sự khác tại Trường Y khoa
UCLA, đã sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính bằng bức xạ positron
(Positron Emission Tomography – PET scan), nhằm đánh giá những biến đổi
trong chuyển hóa não bộ của hai nhóm bệnh nhân trước và sau trị liệu. Một
nhóm được áp dụng liệu pháp nhận thức và không uống thuốc, nhóm còn lại
uống thuốc chống trầm cảm ngoài ra không có bất kỳ liệu pháp tâm lý nào can
thiệp.
Đúng như dự đoán, có chuyển biến xảy ra trong quá trình biến đổi các hoạt
chất trong não trên nhóm dùng thuốc và bệnh thuyên giảm. Những thay đổi
này cho thấy tốc độ chuyển hóa trong não của họ chậm lại – nói cách khác, các
dây thần kinh phân bổ tại một số trung khu nhất định được “thả lỏng”. Và ngạc
nhiên thay, biến đổi tương tự cũng diễn ra trong não bộ của nhóm các bệnh
nhân được điều trị với liệu pháp thay đổi hành vi bằng ý thức, dù họ không