ĐỪNG ĐỂ TRẦM CẢM TẤN CÔNG BẠN - Trang 233

Bảng 10-1 dưới đây là một ví dụ giản lược mà bác sĩ Art, vị bác sĩ thực tập

chuyên khoa tâm thần đã được nhắc đến, đưa ra. Anh muốn biết tại sao mà
trước đó anh lại hiểu sự việc một cách phi lý như thế.

Bảng 10-1

Suy nghĩ tự động

Phản hồi hợp lý

Bác sĩ B nói rằng bệnh
nhân cảm thấy những lời
nhận xét của mình khiến
bệnh nhân bị tổn thương.
Chắc hẳn là anh ta nghĩ
mình là một bác sĩ tồi.

Đọc ý nghĩ; tư duy sàng lọc; dán nhãn. Chỉ bởi vì bác
sĩ B chỉ ra sai lầm của mình không có nghĩa là anh ấy
nghĩ rằng mình là một “bác sĩ tồi”. Đáng lẽ mình nên
hỏi xem anh ấy thật sự nghĩ như thế nào, nhưng trong
nhiều dịp khác, anh ấy đã khen ngợi và nói rằng mình
rất có tài.

Art đã dùng phương pháp mũi tên dọc để giải đáp vấn đề này.

Đầu tiên, ngay bên dưới suy nghĩ tự động của mình, anh vẽ một mũi tên

ngắn hướng xuống (Xem Bảng 10-2). Mũi tên hướng xuống có ý bảo Art hãy
tự hỏi rằng, “Nếu suy nghĩ tự động này là đúng, vậy thì nó có ý nghĩa gì? Tại
sao nó lại khiến mình buồn rầu?” Sau đó, Art viết dòng suy nghĩ tự động kế
tiếp nảy ra trong tâm trí. Như bạn thấy đấy, anh đã viết rằng, “Nếu bác sĩ B
nghĩ mình là một bác sĩ tồi, điều đó có nghĩa mình là một bác sĩ tồi bởi vì bác
sĩ B là một chuyên gia trong lĩnh vực này.” Kế tiếp, Art vẽ mũi tên hướng
xuống thứ hai ngay bên dưới suy nghĩ này và lặp lại quy trình, tạo ra một suy
nghĩ tự động khác. Mỗi khi có suy nghĩ tự động mới, anh lập tức vẽ một mũi
tên dọc ngay bên dưới và tự hỏi, “Nếu điều này là đúng, vậy thì vì sao nó khiến
mình buồn rầu?” Khi liên tục làm như vậy, anh tạo ra một chuỗi những suy
nghĩ tự động, dẫn đến những mặc định ngầm tạo tiền đề cho các vấn đề của
anh. Phương pháp mũi tên dọc tương tự với quá trình lần lượt lột bỏ các lớp vỏ
của củ hành để lộ ra các lớp bên trong. Phương pháp này thật sự khá đơn giản
và đi thẳng vào vấn đề, như bạn có thể thấy trong Bảng 10-2.

Bảng 10-2. Sử dụng phương pháp mũi tên dọc để làm bật lên các mặc định

ngầm dẫn đến những suy nghĩ tự động. Mũi tên hướng xuống là một kiểu viết

tắt cho câu hỏi: “Nếu suy nghĩ đó là đúng, tại sao nó khiến mình buồn rầu?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.