ĐỪNG ĐỂ TRẦM CẢM TẤN CÔNG BẠN - Trang 234

Nó có ý nghĩa như thế nào đối với mình?” Mỗi mũi tên hướng xuống đại diện

cho một câu hỏi và câu hỏi đó được viết trong dấu ngoặc kép bên cạnh mũi

tên. Quy trình này tạo ra một chuỗi những suy nghĩ tự động giúp bạn nhìn ra

gốc rễ của vấn đề.

Suy nghĩ tự động

Phản

hồi

hợp lý

||
||
||
||
||
||
||
||
||
||
||
||
||
||

1. Bác sĩ B nghĩ mình là một bác sĩ tồi.

“Nếu anh ấy thật sự nghĩ như vậy, tại sao điều này khiến mình buồn

bực?”

2. Điều đó có nghĩa mình là một bác sĩ tồi, bởi vì anh ấy là một chuyên

gia.

“Cứ cho rằng mình là một bác sĩ tồi đi, vậy thì điều này có ý nghĩa gì

đối với mình?”

3. Điều đó có nghĩa mình là một kẻ thất bại và chẳng có gì tốt cả.

“Cứ cho là mình chẳng có gì tốt đi. Vậy thì lý do gì khiến việc này là

vấn đề đối với mình? Điều đó có ý nghĩa gì?”

4. Như vậy thì tiếng xấu sẽ đồn xa và mọi người sẽ biết là mình tồi tệ

như thế nào. Sau đó sẽ chẳng ai tôn trọng mình nữa. Mình sẽ bị loại

khỏi ngành y.

“Và điều đó có ý nghĩa gì?”

5. Nó có nghĩa là mình thật vô dụng.

Mình sẽ cảm thấy khốn khổ đến mức muốn chết đi cho rồi.

Bạn sẽ để ý thấy phương pháp mũi tên dọc đối nghịch với phương pháp mà

bạn thường dùng để ghi lại những suy nghĩ tự động.

Thường thì bạn ghi ra phản hồi hợp lý để chứng tỏ rằng suy nghĩ tự động

của bạn là sai lệch và vô lý (Bảng 10-1). Điều này giúp bạn thay đổi lối tư duy
hiện tại để nhìn nhận cuộc sống một cách khách quan hơn và cảm thấy vui vẻ
hơn. Còn với phương pháp mũi tên dọc này, bạn sẽ tưởng tượng rằng những
suy nghĩ tự động của bạn là hoàn toàn hợp lý, và bạn đi tìm phần sự thật trong
đó. Điều này giúp bạn hiểu được cốt lõi vấn đề.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.