Bây giờ, bạn hãy nhìn lại chuỗi suy nghĩ tự động của Art trong Bảng 10-2 và
tự hỏi bản thân – các mặc định ngầm nào khiến bạn lo lắng, mặc cảm và buồn
rầu? Dưới đây là một vài ví dụ:
1. Nếu có người phê bình mình, thì hẳn là họ đúng.
2. Giá trị bản thân mình là dựa trên những thành quả mà mình đạt được.
3. Chỉ một sai lầm cũng có thể phá hỏng mọi thứ. Nếu mình không thành
công vào mọi thời điểm, thì mình là một số 0 tròn trĩnh.
4. Người khác sẽ không chấp nhận sự không hoàn hảo của mình. Mình phải
hoàn hảo thì mọi người mới tôn trọng và quý mến mình. Khi thất bại, mình sẽ
phải đối diện với sự phản đối mạnh mẽ và bị trừng phạt.
5. Sự phản đối này đồng nghĩa với việc mình là một kẻ tồi tệ và vô giá trị.
Khi bạn đã hoàn thành chuỗi suy nghĩ tự động và vạch ra những mặc định
ngầm, thì quan trọng là bạn chỉ ra được những nhận thức sai lệch trong đó,
cũng như viết ra những phản hồi hợp lý như cách bạn thường làm (xem Bảng
10-3).
Bảng 10-3. Sau khi đã vạch ra chuỗi suy nghĩ tự động bằng phương pháp mũi
tên dọc, Art xác định những nhận thức sai lệch và thay thế bằng những phản
hồi khách quan hơn.
Suy nghĩ tự động
Phản hồi hợp lý
1. Bác sĩ B nghĩ mình là
một bác sĩ tồi.
“Nếu anh ấy thật sự nghĩ
như vậy, tại sao điều này
khiến mình buồn bực?”
⇒ 1. Chỉ vì bác sĩ B nói lên sai lầm của mình không
có nghĩa rằng anh ấy nghĩ mình là một “bác sĩ
tồi”. Mình phải hỏi xem anh ấy thật sự nghĩ như
thế nào, vì có nhiều lần anh ấy đã khen ngợi
mình và nói rằng mình có tài năng.
2. Điều đó có nghĩa là ⇒
2. Một chuyên gia chỉ có thể chỉ ra những ưu