ĐỪNG ĐỂ TRẦM CẢM TẤN CÔNG BẠN - Trang 54

mình là kẻ vô dụng”; “Mình không có hứng thú làm bất cứ việc gì cả. Hẳn là
mình chỉ nên nằm trên giường mà thôi”; hoặc là “Mình rất là giận cậu. Điều
này chứng tỏ rằng cậu đang hành xử không tốt và đang lợi dụng mình.”

Lập luận cảm tính góp mặt trong hầu hết những cơn trầm cảm của bạn. Bởi

vì bạn cảm thấy mọi việc quá tiêu cực, bạn liền cho rằng nó thật sự là như vậy.
Bạn không hề nghĩ đến việc xem xét lại những suy nghĩ gây ra cảm xúc bên
trong bạn.

Một tác dụng phụ thường thấy của thói lập luận cảm tính chính là chần chừ

trì hoãn. Bạn trì hoãn việc dọn dẹp bàn làm việc bởi vì bạn tự nhủ, “Mỗi lần
nghĩ đến cái bàn bừa bộn đó là mình cảm thấy thật khó chịu, lau dọn nó là việc
bất khả thi.” Cuối cùng thì 6 tháng sau bạn cũng tự cho mình chút động lực và
dọn dẹp bàn. Thật ra thì việc này khiến bạn khá phấn khởi và không quá vất
vả. Bạn chỉ đang tự lừa gạt bản thân bởi vì bạn có thói quen để cảm xúc tiêu
cực dẫn dắt hành động của mình.

8. Tư duy “nên làm, phải làm.”

Bạn cố gắng động viên bản thân bằng cách nói, “Mình nên làm điều này”

hoặc “Mình phải làm điều đó.” Những phát biểu này khiến bạn cảm thấy bị áp
lực và phẫn uất. Ngược đời là cuối cùng nó khiến bạn cảm thấy bi quan và
không còn động lực. Albert Ellis gọi đây là “chứng bị chi phối bởi những thứ
‘nên làm, phải làm.’ ” Tôi gọi đây là cách tiếp cận cuộc sống theo kiểu “nên
làm, phải làm.”

Khi bạn mang suy nghĩ “nên làm, phải làm” áp đặt lên người khác, bạn sẽ

thường xuyên cảm thấy thất vọng. Khi tôi có việc khẩn cấp phải đến trễ 5 phút
trong buổi điều trị đầu tiên, bệnh nhân đã nghĩ rằng, “Anh ta không nên quá tự
cao và ích kỷ như thế. Anh ta phải đúng hẹn chứ.” Suy nghĩ này khiến cô ấy
cảm thấy chua chát và phẫn uất.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.