ĐỪNG ĐỂ TRẦM CẢM TẤN CÔNG BẠN - Trang 56

Đừng cố gắng nhìn nhận bản thân bằng những chiếc nhãn tiêu cực nữa – nó

quá đơn giản và sai lầm. Bạn có nghĩ bản thân mình là một “kẻ ăn” chỉ bởi vì
bạn ăn, hay là một “người thở” chỉ vì bạn thở? Điều này thật phi lý, nhưng
điều phi lý này lại khiến bạn khổ sở khi bạn tự định nghĩa bản thân dựa trên
những yếu kém của mình.

Khi dán nhãn người khác, bạn sẽ luôn tạo ra thái độ thù địch.

Ví dụ thường thấy chính là một vị sếp xem cô thư ký, người thỉnh thoảng tỏ

ra hơi khó chịu, là “một cô ả không biết hợp tác.” Vì cái nhãn này mà vị sếp
luôn bực bội với cô và tranh thủ mọi cơ hội để chỉ trích cô. Cô thư ký thì gán
cho ông sếp cái mác là “một gã vô ý vô tứ” và ca cẩm về ông ta mỗi khi có thể.

Thế là họ cứ đả kích lẫn nhau, chăm chăm vào mọi khuyết điểm để lấy đó

làm bằng chứng cho sự yếu kém của đối phương.

Hành động dán nhãn sai bao gồm việc miêu tả một sự kiện bằng những từ

ngữ không chính xác và chất chứa nhiều cảm xúc. Ví dụ, một người phụ nữ
đang ăn kiêng lỡ ăn một ly kem và nghĩ rằng, “Mình thật đáng ghê tởm. Mình
đúng là một con lợn.” Suy nghĩ này khiến cô buồn rầu đến mức ăn hết cả một
ký kem!

10. Tư duy cá nhân hóa.

Tư duy sai lệch này là ngọn nguồn của mặc cảm tội lỗi! Bạn mặc định mình

phải chịu trách nhiệm cho mọi điều tiêu cực, ngay cả khi chẳng hề có lý do gì
để bạn phải làm vậy. Bạn tự ý kết luận rằng những chuyện xảy ra là sai lầm của
bạn, hoặc phản ánh sự yếu kém của bạn, ngay cả khi bạn không hề có trách
nhiệm gì trong chuyện đó. Ví dụ, khi một bệnh nhân không làm bài tập tự giúp
đỡ bản thân mà tôi yêu cầu, tôi liền cảm thấy tội lỗi bởi vì tôi nghĩ rằng, “Mình
hẳn là một bác sĩ tồi. Mình có lỗi trong việc cô ấy không cố gắng hơn để vực
dậy bản thân. Trách nhiệm của mình là bảo đảm rằng cô ấy khỏe lên.” Khi một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.