ĐỪNG ĐỂ TRẦM CẢM TẤN CÔNG BẠN - Trang 57

người mẹ đọc bảng điểm của con, bà thấy lời ghi chú của giáo viên rằng đứa bé
không nỗ lực học tập. Bà lập tức khẳng định, “Mình hẳn là một người mẹ tồi.
Đây là bằng chứng cho thất bại của mình.”

Hành động cá nhân hóa khiến bạn cảm thấy tội lỗi một cách lụn bại. Bạn bị

hành hạ bởi ý thức trách nhiệm nặng nề và có khả năng khiến bạn tê liệt; nó
buộc bạn phải gánh cả thế giới trên vai. Bạn nhập nhằng giữa khái niệm tác
động và khống chế những người xung quanh. Với vai trò là một giáo viên, cố
vấn, phụ huynh, bác sĩ, nhân viên bán hàng, nhà quản lý, bạn đương nhiên có
tác động đến những người mà bạn tiếp xúc, nhưng sẽ chẳng ai kỳ vọng bạn
khống chế họ. Những gì họ làm là trách nhiệm của họ, không phải là trách
nhiệm của bạn. Ở phần sau của quyển sách này, chúng ta sẽ bàn về các phương
pháp giúp bạn phá vỡ xu hướng cá nhân hóa và gọt bớt đi tư tưởng chịu trách
nhiệm về mọi thứ, biến nó thành một thứ thực tế hơn và dễ kiểm soát hơn. 10
lối tư duy sai lệch này gây ra rất nhiều, nếu không muốn nói là tất cả, các kiểu
trầm cảm. Nó được tóm tắt trong Bảng 3-1 bên dưới. Hãy nghiên cứu bảng này
và nắm bắt những khái niệm trong đó; hãy nhớ kỹ nó như nhớ số điện thoại
của bạn vậy. Hãy xem lại Bảng 3-1 nhiều lần khi bạn học các phương pháp
điều chỉnh tâm trạng khác nhau. Khi bạn quen với 10 lối tư duy sai lệch này,
nó sẽ mang lại lợi ích cho bạn suốt đời.

Tôi đã soạn một bài trắc nghiệm về đánh giá bản thân để giúp bạn kiểm tra

và nâng cao hiểu biết về 10 sai lệch của tư duy. Khi đọc từng miêu tả, hãy
tưởng tượng bạn chính là người đang được nói đến. Hãy khoanh tròn một hoặc
nhiều câu trả lời cho thấy những sai lệch chứa đựng trong các suy nghĩ tiêu
cực. Tôi sẽ giải thích câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên. Đáp án cho những câu
hỏi tiếp theo được đăng ở cuối chương này. Nhưng đừng xem trước đáp án
đấy! Tôi chắc chắn rằng bạn có thể xác định ít nhất một lối tư duy sai lệch
trong câu hỏi đầu tiên – và đó sẽ là bước khởi đầu!

Bảng 3-1. Định nghĩa các kiểu tư duy sai lệch

1. SUY NGHĨ “ĐƯỢC ĂN CẢ, NGÃ VỀ KHÔNG”: Bạn nhìn nhận mọi

thứ qua lăng kính hai màu đen và trắng. Nếu hành động của bạn không hoàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.