ĐỪNG ĐỂ TRẦM CẢM TẤN CÔNG BẠN - Trang 59

7. LẬP LUẬN CẢM TÍNH: Bạn cho rằng những cảm xúc tiêu cực của

bạn chắn chắn phản ánh bản chất của vấn đề: “Tôi cảm thấy như vậy, cho nên
chắc chắn điều đó đúng là như vậy.”

8. TƯ DUY “NÊN LÀM, PHẢI LÀM”: Bạn cố gắng động viên bản thân

bằng những suy nghĩ “nên làm” và “không nên làm,” như thể bạn phải bị
đánh bằng roi và bị trừng phạt trước khi được kỳ vọng để thực hiện một điều
gì đó. “Phải làm” cũng là kẻ đồng phạm. Hậu quả về mặt tâm lý mà nó gây ra
chính là cảm giác tội lỗi. Khi bạn áp đặt tư tưởng “nên làm, phải làm” lên
người khác, bạn cảm thấy giận dữ, thất vọng và oán giận.

9. DÁN NHÃN VÀ DÁN NHÃN SAI: Đây là hình thức cực đoan của tư

duy khái quát hóa quá mức. Thay vì miêu tả sai lầm của bản thân, bạn lại dán
lên mình chiếc nhãn tiêu cực: “Mình là kẻ thất bại.” Khi ai đó có hành vi sai
trái với bạn, bạn dán cho anh ta một cái nhãn tiêu cực: “Hắn là một kẻ hết sức
đáng khinh.” Dán nhãn sai bao gồm hành động miêu tả một sự việc nào đó
bằng ngôn ngữ xuyên tạc và đầy cảm xúc.

10. CÁ NHÂN HÓA: Bạn nhìn nhận mình chính là nguyên nhân gây ra

những sự việc tiêu cực ngoài kia, trong khi thật ra thì bạn chẳng hề có trách
nhiệm gì trong chuyện đó cả.

1.

Bạn là một người vợ ở nhà nội trợ và cảm thấy đau buồn khi nghe chồng

phàn nàn về món thịt bò nướng quá lửa. Suy nghĩ này nảy lên trong đầu bạn:
“Mình hoàn toàn là một kẻ thất bại. Mình không thể chịu đựng được điều này!
Mình không bao giờ làm được bất kỳ điều gì đúng đắn cả. Mình làm việc như
một nô lệ và đây là lời cảm ơn mà mình nhận được! Đồ khốn!” Những suy
nghĩ này khiến bạn cảm thấy buồn bã và giận dữ. Tư duy sai lệch của bạn có
một hoặc những biểu hiện:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.