hảo, bạn liền xem bản thân là một kẻ thất bại ê chề.
2. KHÁI QUÁT HÓA QUÁ MỨC: Bạn nhìn nhận một sự việc tiêu cực
đơn lẻ như một xu hướng thất bại mãi mãi.
3. TƯ DUY SÀNG LỌC: Bạn chọn một chi tiết tiêu cực và cứ nhìn chằm
chằm vào đó khiến cho thực tại trở nên u ám dưới lăng kính của bạn, giống
như một giọt mực nhuộm màu cả chén nước vậy.
4. GẠT BỎ YẾU TỐ TÍCH CỰC: Vì lý do này hoặc lý do khác, bạn gạt
bỏ các trải nghiệm tích cực bằng cách khẳng định rằng nó “không có ý
nghĩa.” Bằng cách này, bạn duy trì niềm tin tiêu cực, thứ trái với những trải
nghiệm hàng ngày của bạn.
5. KẾT LUẬN VỘI VÀNG: Bạn đưa ra lời giải thích tiêu cực mặc dù
chẳng hề có chứng cứ vững chắc nào cho kết luận đó.
a. Đọc ý nghĩ.
Bạn tự ý kết luận rằng đối phương đang phản ứng tiêu cực với bạn, và bạn
không màng đến việc kiểm tra xem kết luận đó có đúng hay không.
b. Tiên đoán sai lầm.
Bạn dự đoán rằng mọi sự sẽ có kết cục bi thảm, và tin chắc rằng lời tiên đoán
của bạn là một sự thật đã được chứng minh hẳn hoi.
6. PHÓNG ĐẠI (BI KỊCH HÓA) HOẶC THU NHỎ: Bạn phóng đại
tầm quan trọng của sự việc (ví dụ như lỗi lầm của bạn hoặc thành quả của
người khác), hoặc bạn thu nhỏ sự việc một cách không thích đáng cho đến khi
nó trở nên thật nhỏ bé (chẳng hạn như những phẩm chất đáng mơ ước của
bạn, hoặc những điểm không hoàn hảo của đối phương). Nó còn được gọi là
“thủ thuật ống nhòm.”