ĐỪNG ĐỂ TRẦM CẢM TẤN CÔNG BẠN - Trang 97

khiến bạn tin mình là kẻ thất bại. Chính sự thiếu
hiệu quả ngày càng tăng ở bạn càng khiến bạn tin
rằng mình thật sự thiếu khả năng. Bạn cứ lún sâu
hơn vào trạng thái tê liệt vì thiếu đi động lực
sống.

Hình 5-1. Vòng lặp thái độ thờ ơ. Những suy nghĩ có hại cho bản thân khiến

bạn khổ sở. Những cảm xúc đau đớn cứ thay nhau làm cho bạn tin rằng những
suy nghĩ bị bóp méo, đầy bi quan của bạn là xác thực. Tương tự, những suy
nghĩ và hành động bất lợi cho bản thân củng cố lẫn nhau thành một vòng tròn.
Hệ quả chẳng hay ho gì của chủ nghĩa lười nhác càng khiến vấn đề của bạn tồi
tệ hơn nữa.

Như tôi đã đề cập trong biểu đồ trên, mối quan hệ giữa suy nghĩ, cảm xúc và

hành vi mang tính tương hỗ – tất cả cảm xúc và hành động của bạn đều là kết
quả của suy nghĩ và thái độ sống. Tương tự, cách bạn cảm nhận và hành động
sẽ tác động đến quan điểm của bạn theo nhiều cách khác nhau. Theo mô hình
này thì thay đổi trong cảm xúc bắt nguồn từ ý thức hệ; thay đổi hành vi sẽ giúp
bạn cảm nhận tốt đẹp hơn về bản thân nếu nó tạo ra ảnh hưởng tích cực trong
cách bạn tư duy. Do đó, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh kiểu suy nghĩ có hại
của mình thông qua việc thay đổi hành vi. Bạn sẽ giúp bản thân nhận ra những
suy nghĩ có hại kia chỉ là dối trá, là nguồn cơn của vấn đề thiếu động lực sống.
Tương tự, khi thay đổi cách suy nghĩ, bạn sẽ có tâm trạng muốn “bắt tay vào
làm” hơn, và điều đó càng tạo ra tác động tích cực, mạnh mẽ hơn đến cách bạn
suy nghĩ. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể biến vòng lặp thái độ thờ ơ thành một
vòng tuần hoàn hiệu quả.

Dưới đây là những lối tư duy thường thấy khi người ta chần chừ hoặc tỏ ra

lười nhác. Có thể bạn sẽ nhận ra mình từng vướng phải một trong số các kiểu
suy nghĩ sau:

1.Tuyệt vọng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.