tiện để nuôi dưỡng các hoạt động khác không thuộc phạm vi công việc; hay
họ yêu công việc và một ngày nào đó có thể điều hành cả một công ty. Hoạt
động ngoài giờ của họ còn nói lên cuộc sống gia đình, các mối quan hệ xã
hội, thậm chí là cả hoài bão của họ nữa.
Nếu biết chắc người ấy từng học đại học thì bạn có thể hỏi, “Lúc trước anh
học đại học nào và vì sao anh chọn trường đó vậy?” Nếu bạn không biết
người ta có từng học đại học hay không, bạn có thể hỏi, “Lúc trước anh học
ở đâu vậy?” Người từng học đại học thường sẽ cho bạn biết tên trường.
Nhưng nếu không biết chắc thì bạn đừng có vội đoán rằng người ta có học
đại học, đặc biệt là với những người quá nhạy cảm với chuyện mình chưa
học qua đại học bao giờ.
Bạn nên chú ý không chỉ với những việc sắp xảy ra, mà còn với những việc
vừa mới xảy ra. Nếu khách hàng của bạn mới trải qua hai tuần đi nghỉ mát ở
Bali thì đó chính là cơ hội để bạn hỏi về chuyến đi ấy (đồng thời để biết
thêm về Bali). Vì sao anh chọn đi Bali? Anh thích cái gì ở Bali nhất? Anh
có định quay lại đó không?
Bạn nên lắng nghe chăm chú để có thể hỏi tiếp những câu liên quan. Suy
nghĩ và sắp xếp các câu hỏi, nhưng đừng có viết chúng ra. Ðừng có nghĩ là,
được rồi, hỏi câu gì tiếp theo đây?... mà bạn nên lắng nghe một cách chủ
động những điều mà người ta đang nói. Những câu hỏi như tôi gợi ý ở đây
được thiết kế giúp người khác cởi mở. Và một khi người ấy bắt đầu nói
chuyện thì bạn cần làm hai điều cơ bản: một sự thích thú thật sự và một sự
tò mò tự nhiên về người kia. Nếu bạn thích thú thật sự và biết tò mò một
cách tự nhiên thì các câu hỏi kế tiếp sẽ dễ dàng đến với bạn.
Nên nhớ, ngay cả khi đã có sẵn thông tin, bạn vẫn cần phải hỏi để người ta
có cơ hội được nói. Có một sự khích lệ xuất hiện trong quá trình tương tác,
khi người ta nói với bạn về những gì mà họ thích. Sự khích lệ đó sẽ khiến
cho người ta có cảm tình với bạn nhiều hơn và sẽ nhìn bạn bằng con mắt