như thế nào, và bạn tổ chức những điều mình muốn đạt đến ra sao.
Nhưng người bán hàng, dù có cách suy nghĩ đúng, có thể giỏi nhất thế giới
về quy trình bán hàng DELTA, có thể dễ dàng gầy dựng các mối quan hệ
buôn bán, nhưng nếu thiếu khả năng mở mang kinh doanh và không tạo ra
được cơ hội với các khách hàng mới, thì cũng sẽ phải sớm nói lời chia tay
với nghề của mình, hoặc rơi vào chỗ bế tắc, dậm chân tại chỗ. Họ sẽ bị cho
ngồi chơi xơi nước, hoặc bị đuổi việc, mà cả hai điều đó đều không thú vị
chút nào.
DUY TRÌ CƠ SỞ KHÁCH HÀNG MÀ BẠN ÐANG CÓ
Bạn phải liên tục đánh giá các cơ hội phát triển kinh doanh mình đang có.
Ðể làm được điều đó, bạn phải nghiêm túc phân tích hoàn cảnh của mình và
đặt ra câu hỏi: Việc làm ăn của mình hiện đang nằm ở đâu? Ðâu là cơ hội
để mình phát triển việc kinh doanh hiện tại? Những khách hàng không còn
mua sản phẩm của mình nữa thì bây giờ ở đâu? Ðâu là cơ hội để làm ăn với
những người mình chưa quen biết hay chưa gặp mặt nhưng cần phải gặp
mặt - có thể bằng việc nâng cấp một mối quan hệ hiện tại, hoặc bằng một cú
điện thoại? Cuối cùng, có lẽ đây là câu hỏi quan trọng nhất: Mình nên thôi
phí thời gian ở mối quan hệ nào?
Không tích cực thì sẽ không thể có công việc kinh doanh nào. Tôi đã đưa ra
cho bạn phương pháp chung để tư duy như một khách hàng, sử dụng cách
suy nghĩ đúng, quy trình kinh doanh đã được kiểm nghiệm và trình tự xây
dựng các mối quan hệ để tăng cường việc kinh doanh. Nhưng nếu bạn
không áp dụng những ý tưởng đó một cách đều đặn, không xây dựng được
nền tảng cho việc kinh doanh thì cũng sẽ không thu được kết quả gì. Nói
tóm lại, vấn đề không nằm ở chỗ bạn hiểu biết những gì, mà là bạn áp dụng
những hiểu biết của mình ra sao.
Cũng như nhiều người khác, tôi nghĩ việc mở mang kinh doanh giống như
một cái phễu. Ðó không phải là một khái niệm mới mẻ gì nhưng lại có ý
nghĩa thực tế, rất đáng cho ta lưu ý. Câu hỏi bạn cần phải đặt ra cho mình