Nói cho cùng, kiến thức tổng quát về công việc và về ngành kinh doanh sẽ
rất có ích. Phải xác định xem những người có ảnh hưởng lớn đối với sự
thành công của mình hiện đang ở đâu và sắp về đâu. Phải nhận diện những
người có tiềm năng vươn lên trong chính ngành nghề của bạn để xây dựng
quan hệ với họ. Hãy cảnh giác với các khả năng liên doanh hoặc sát nhập có
thể xảy ra trong công ty, vì nếu ở cả hai công ty sắp sát nhập đó mà bạn đều
không có chỗ đứng, không giành được sự ưu ái ban đầu thì có tới 50% khả
năng là số phận bạn đã được định đoạt.
Có một từ viết tắt phải luôn ghi nhớ trong đầu là ABL (Always Be
Looking) - Hãy Luôn Mở To Mắt Mà Nhìn. Bạn sẽ không đoán trước được
các cơ hội làm ăn sẽ từ đâu mà đến, vì thế hãy soạn thảo sẵn những bài nói
chớp nhoáng, gọi là “bài diễn văn trong thang máy”, về những việc bạn
làm. Luôn luôn sẵn sàng trình bày bài nói trong 15 giây khi có người hỏi về
công việc của bạn. Có một quyển sách điện tử mà tôi rất muốn giới thiệu
với bạn. Ðó là quyển Opening Doors with Brilliant Elevator Speech (Mở
các cánh cửa bằng một bài nói xuất sắc trong thang máy)
(3)
của tác giả
Jeffrey Mayer; quyển sách này dạy ta cách soạn một bài nói trong thang
máy thật hấp dẫn. Bạn muốn kể được cho mọi người biết thật ngắn gọn và
thuyết phục về nghề nghiệp của mình. Bạn không bao giờ biết mình sẽ tìm
thấy được cơ hội kế tiếp ở đâu - từ một người mới quen trong buổi tiệc
cocktail, một người ngồi chung hàng ghế trên máy bay, hay thậm chí là
những người đi chung thang máy. Việc phát triển kinh doanh là một quy
trình, chứ không phải là một mục tiêu.
Bạn cần phải lịch sự với mọi người, bởi lẽ bạn không thể biết trước được,
một ngày nào đó, ai sẽ là người giúp được bạn. Hãy chuẩn bị trước bài nói
trong thang máy, vì bạn cũng không lường trước được khi nào thì một dịp
tình cờ biến thành một cơ hội. Chắc chắn là anh John trong câu chuyện tôi
đã kể với bạn, khi đi xem bóng đá đã không ngờ trước và cũng không hy
vọng là mình sẽ có được một khách hàng.