nhân viên bán hàng, họ gặp nhau có thường xuyên không, họ học từ xa như
thế nào, họ vận dụng những điều đã được học ra sao, thành viên huấn luyện
đóng vai trò gì, và ai sẽ là người ra quyết định. Ðó là những điểm cho tôi
biết chính xác về tình hình, vấn đề, hay thách thức của tổ chức này.
Có nhiều cách để đem lại giá trị cho khách hàng của bạn, nhưng như tôi đã
nói, bạn phải biến nó thành một thói quen chứ không phải là những suy
nghĩ chợt đến muộn màng. Nếu bạn nêu ra được một suy nghĩ hay một ý
tưởng nào đó có ích cho họ, bạn sẽ không bao giờ bị thiệt - với điều kiện
bạn phải cẩn thận để đừng trở thành kẻ chuyên nói chuyện tầm phào. Muốn
mang lại giá trị cho khách hàng, bạn cần phải tiến hành nghiên cứu để tìm
ra những thứ không chỉ là mối quan tâm mà còn rất quan trọng đối với họ.
Tìm ra những thứ quan trọng đối với họ thì dễ dàng hơn nhiều so với những
thứ họ thấy là có giá trị. Bạn có thể tìm đọc về công ty đó trên Internet và
chú ý đến những gì mà các tờ báo kinh doanh đang nói về nó. Biết đâu đấy
không chỉ là vấn đề của một công ty, mà còn là vấn đề của cả một ngành.
Ngành hàng không có thể đang phải vật lộn với dây chuyền cung ứng, trong
khi đó bạn lại biết được rằng ngành kinh doanh thiết bị y tế đã phát triển các
hệ thống về dây chuyền cung ứng rồi, do vậy mà bạn có thể chỉ ra, rằng
mặc dù đây là một ngành khác hẳn, vẫn có thể áp dụng một vài ý tưởng phù
hợp nào đó cho ngành hàng không.
TẠO CÁC MỐI LIÊN KẾT CÓ THỂ GIÚP KHÁCH HÀNG
Bạn có thể phát triển sự quan tâm bằng cách kết nối mọi người với những
người khác. Hãy nói những câu đại loại như: “Này, hôm nọ, trong khi lái xe
trên đường tôi chợt nghĩ đến ông/ bà, và tôi nghĩ là ông/ bà nên gặp người
này người kia, bởi vì...” Bạn đang cố gắng giúp đỡ họ một cách chân thành,
chứ không phải đang cố gắng lôi kéo họ.
Ai cũng nhận thấy việc này thật thú vị, bởi vì nó thể hiện một trong những
đặc tính căn bản của con người. Con người luôn muốn liên kết với những
người có thể giúp họ trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Vì vậy, nếu bạn