gia thống chế (statism) của Đức. (9) Sau đó từ này được các học giả Trung
Quốc đưa vào tiếng Hán, và khoảng đầu thế kỷ 20 du nhập vào tiếng Hán
Việt. (1) Dựa theo tên dịch tiếng Nhật Saikoku risshihen (Tây quốc lập-chí-
biên) của cuốn Self-help do Samuel Smiles trước tác. (2) Sách dịch của
Chomin mang tên là Min'yaku yakkai (Dân-ước ước-giải), xuất bản năm
1882. (3) Trong hai tự truyện của mình, Phan Bội Châu có nhắc đến sự
giúp đỡ của Khuyển-dưỡng Nghị cho những sinh viên Việt Nam du học ở
Nhật lúc bấy giờ. Khuyển-dưỡng Nghị cũng là người tài trợ cho Cường Để
cho đến khi ông ta bị ám sát năm 1932. (4) Ngày này được chính phủ Minh
Trị quy định là Kigensetsu (Kỷ-nguyên-tiết), tức là ngày lập quốc. Theo
thần thoại, Jinmu (Thần-vũ), Thiên hoàng đầu tiên của Nhật, cai trị bắt đầu
từ ngày 11 tháng 2 năm 660 (trước Công nguyên). Sau khi Nhật bại trận, lễ
kỷ niệm ngày này bị cấm (1948). Đến năm 1966, ngày 2 tháng 11 được đổi
tên là Kenkoku kinenbi (Kiến-quốc kỷ-niệm-nhật) và lại trở thành một
ngày lễ. (5) Tức là quyền chỉ huy tối cao. (6) Có nghĩa là dưới quyền thống
trị của Thiên hoàng. (7) Vào khoảng 1,24 % dân số toàn quốc. (8) Dùng
quặng sắt từ mỏ sắt Đại Trị (Trung Quốc) và mỏ than ở Chikuho (Kyushu).
(9) Thường được gọi là chính biến Giáp Thân. (10) Nga ký mật ước với nhà
Thanh để chống lại Nhật Bản, được quyền xây đường xe lửa xuyên Bắc
Mãn Châu để nối liền cảng Vladivostok ở cực Đông, và sau khi lấy được
bán đảo Liêu Đông làm nhượng địa (1898), nối dài đường xe lửa này về
Nam xuống hải cảng Lữ Thuận và Đại Liên (Ta-lien). Pháp bắt Trung Quốc
nhường quyền khai thác mỏ ở Tây Nam Trung Quốc và được quyền nối dài
đường xe lửa từ Việt Nam (Hà Nội) cho đến Côn Minh (Kunming; hoàn
thành năm 1910). Đức chiếm được Giao Châu (Chiaochow), một căn cứ hải
quân, làm nhượng địa, được quyền xây đường xe lửa và khai mỏ ở Sơn
Đông (1897). Để cạnh tranh với Nga, Anh chiếm Uy-hải-vệ, một căn cứ hải
quân nằm đối diện với cảng Lữ Thuận, và bán đảo Cửu Long (Kaoloon) -
vùng đất liền nằm cạnh Hương Cảng (Hong Kong) - làm nhượng địa. (11)
Theo Yamagata Aritomo, Mãn Châu và Đài Loan nằm ở trên riekisen (lợi-
ích tuyến), Triều Tiên nằm trên shakensen (chủ-quyền tuyến) của Nhật Bản.
(12) Ito Hirobumi chủ trương là để Nga thao túng Mãn Châu, và để bù lại