nhiều hơn của các đơn vị nông thôn (để gia tăng ngân sách và chi tiêu), con
số thực sự về dân số chỉ là một phỏng đoán rất ngờ vực”.
Anh ta kết luận bằng câu tục ngữ thường vẫn nghe ở Mỹ: “Garbage in,
garbage out” (rác vào thì rác ra). Không một máy tính hiện đại nào trên thế
giới có thể thay đổi nguyên lý này.
Nền kinh tế ngầm
Một yếu tố quan trọng nữa của kinh tế Trung Quốc mà mọi người chỉ
phỏng đoán là nền kinh tế ngoài luồng. Cho đến thời điểm này, người dân
Trung Quốc vẫn chuộng giữ tiền tiết kiệm lâu dài bằng vàng, đô la hay địa
ốc… thay vì những trương mục trả lãi suất rất ít trong các ngân hàng. Các
giao dịch thương mại không hóa đơn là một hiện tượng rất phổ thông. Khi
bạn mua hàng bằng tiền mặt ở một cửa hàng hay ngay cả một cơ xưởng lớn
của một công ty quốc doanh, bạn có thể được trừ đến 5% khi trả bằng tiền
mặt. Chỉ có khoảng 62% doanh nhân báo cáo về lợi tức thu nhập với Sở
thuế (và có lẽ 90% trong số này là những báo cáo lệch lạc). Thêm vào đó,
nạn tham nhũng trên toàn quốc tạo ra những luồng tiền khổng lồ cần rửa
ngoài luồng cũng sẽ không nằm trong các dữ liệu thống kê chính thức. Một
nghiên cứu độc lập của một quỹ tiền tệ quốc tế ước tính là đến 27% FDI
của Trung Quốc là do tiền nội địa tái hồi (recyling domestic equity). Hiện
tượng này mô tả những dòng tiền lớn của Trung Quốc lọt ra nước ngoài và
được đầu tư trở lại tại Trung Quốc trên danh nghĩa vốn đầu tư nước ngoài.
Tín dụng đen
Tôi còn nhớ cách đây 4 năm, tôi đi ngang một văn phòng đồ sộ trong một
cao ốc văn phòng ở đường Huai hai Zhong Lu. Đây là một khu thương mại
rất sầm uất và nổi danh của Thượng Hải. Văn phòng không có tên tuổi hay
biển quảng cáo nào, mà người thăm viếng lại tấp nập như một cửa hàng
bách hóa. Hỏi thăm bạn bè mới biết đây là một “ngân hàng đen” nơi các
doanh gia và các nhà giàu đến bỏ tiền và vay tiền, dĩ nhiên là với lãi suất