Hạnh phúc hay lạc quan là trạng thái cảm nhận theo thời điểm, theo tình
thế, theo triết lý sống cá nhân, theo tâm lý học đám đông và là một đo
lường hết sức trừu tượng.
Nhà báo Thu Hà: Thưa Luật sư Nguyễn Ngọc Bích, ông có chia sẻ với
những nhận xét trên của TS. Alan Phan không?
LS. Nguyễn Ngọc Bích: Tôi cũng nghĩ như vậy! Vì thực sự ra lạc quan là
trạng thái tình cảm ngắn hạn, trước một biến cố nào đó, nhìn thấy như thế
nào, lạc quan hay là bi quan. Hạnh phúc là vấn đề hoàn toàn khác, hạnh
phúc đòi hỏi một sự sung mãn về tinh thần vật chất, về tình dục, hiện tại,
tương lai, và vì những yếu tố ấy nó sẽ kéo dài và mỗi người sẽ ở trong vị trí
và tự khẳng định mình. Hạnh phúc là cái mình cảm thấy thôi mà mình cảm
thấy những yếu tố kia mình hài lòng thì mới có thể nói là hạnh phúc.
Với con số cuối năm vừa rồi báo The Economist họ có nói đến hạnh phúc
đó, những người 40 tuổi thì hạnh phúc hơn những người 30 tuổi, thế thì họ
mới bàn, họ bàn về quốc gia giàu có, hạnh phúc làm sao, nhưng điều quan
trọng mà tôi tìm ra đó là hạnh phúc còn phụ thuộc vào: phái nam hay phái
nữ, nhân cách, hoàn cảnh bên ngoài và tuổi tác.
Cho nên giữa hạnh phúc và lạc quan là khác nhau.
Dẫn chứng, với kết quả người Việt Nam có chỉ số lạc quan, hạnh phúc cao,
tôi có mấy lưu ý sau:
Thứ nhất, người đi thu thập tin đó là người Việt Nam hay là người nước
ngoài thì tâm lý cũng đã khác nhau rồi.
Thứ hai, như anh Chương nói tới vấn đề chọn mẫu; và thứ ba là văn hóa
sống. Ở quốc gia như Việt Nam thường có cảm giác nhiều khi người ta
không nói đúng như những gì đang nghĩ. Có thể trong phạm vi hẹp người ta
bộc bạch thật lòng với nhau; mở rộng phạm vi giao tiếp một chút thì người
ta lại tỏ ra tế nhị, kín đáo; và nếu được một tổ chức hỏi thì nhiều người lại
càng cân nhắc kỹ lưỡng khi ăn nói.
Tôi nói giữa lạc quan và hạnh phúc khác nhau lắm là như vậy đấy.