mẹ hơn, trong đó mẹ đã trở nên hơi xa lạ đối với tôi, một vị phu nhân
trở về một mình trong một ngôi nhà không có tôi, hỏi người gác cổng
xem có thư của tôi gửi tới - điều mà ngay cả trong những cơn ác mộng,
tôi cũng không bao giờ thấy.
Tôi khó khăn lắm mới trả lời được người phu ngỏ ý xin xách va li
cho tôi. Để an ủi tôi, mẹ tôi thử những cách mẹ cho là hiệu nghiệm
nhất. Mẹ nghĩ làm ra vẻ không thấy tôi buồn là vô ích, mẹ nói đùa nhẹ
nhàng:
“Này, nhà thờ Balbec sẽ nói sao nếu biết rằng người ta sửa soạn đến
tham quan mình với cái bộ dạng khổ sở thế kia? Đó là cái vẻ mê đắm
của người du khách mà Ruskin nói tới hay sao
? Vả lại, mẹ sẽ biết con
có vững vàng trước hoàn cảnh mới hay không, dù xa xôi mẹ vẫn ở bên
chú sói con của mẹ. Ngày mai, con sẽ nhận được thư mẹ.”
“Con gái, bà tôi nói, mẹ thấy con như Madame de Sévigné, một tấm
bản đồ trước mắt, không rời bà cháu ta lấy một giây.
”
Rồi mẹ tìm cách giải khuây cho tôi, mẹ hỏi tôi sẽ gọi món gì cho bữa
tối, mẹ thán phục Françoise, thưởng bác ta một chiếc mũ và một áo
măng tô mà bác không nhận ra mặc dù ngày xưa chúng đã khiến bác
phát kinh khi bác thấy bà-cô tôi mang chúng còn mới tinh trên người,
mũ thì có con chim to tướng chồm chỗm trên chóp, áo thì đầy những
hình gớm ghiếc. Nhưng chiếc măng tô đã lỗi mốt, Françoise đem lộn
trái phô lần lót dạ nhẵn mịn, còn tươi màu chán. Còn con chim trên
chóp mũ thì đã gãy và bị vứt vào sọt rác từ lâu rồi. Và nếu như thi
thoảng ta ngỡ ngàng bắt gặp những nét tinh tế mà những nghệ sĩ ý thức
nhất ráng vươn tới trong một bài dân ca, hoặc ở một bông hồng trắng
hay vàng xòe nở rất đúng chỗ trên cửa một ngôi nhà nông dân - thì
cũng tương tự như vậy, với một nhã thức hồn nhiên mà tuyệt đối chuẩn
xác, Françoise đã làm cho chiếc mũ trở nên duyên dáng bằng cách cài
lên đó một chiếc nơ nhung và một chùm dải băng lụa, mà nếu được thể