quân phục, phải chia mỏng chúng ra mà đánh, phải lôi chúng xuống sông
nước mà đánh, bởi thủy chiến là thế mạnh, là sở trường của quân ta.
- Nhưng nếu giặc đánh ta vào mùa đông, nước sông đều xuống thấp,
đường sá khô ráo rất thuận tiện cho kỵ đội chúng xông xáo thì làm thế nào,
- vua hỏi cắt ngang.
- Thuật đánh giặc thì bệ hạ khỏi lo, mùa nào có cách đánh của mùa
đó. Bệ hạ chẳng thấy nước ta rừng rú dày đặc, chỗ nào cũng là rừng cây cả.
Ngay đồng bằng cũng xen kẽ rừng rậm chi chít chớ đâu phải thảo nguyên
để giặc có thể dùng sở trường của nó. Có nhẽ thuật đánh giặc, ta sẽ bàn sau.
Bây giờ phải tìm cách hưng thế quân, thế nước lên.
- Làm cách nào để hưng thế nước, thế quân?
- Bệ hạ cho đắp đê phòng lụt, ngăn mặn là việc làm căn cốt nhất.
Nhưng để người dân thật sự biết ơn triều đình, vì triều đình mà chung lo
việc nước thì bệ hạ phải cho dân có chút quyền lợi.
- Vậy chớ việc đắp đê đó chú bảo không vì lợi quyền của người dân
sao?
- Đành rằng vậy, nhưng bệ hạ nên biết số đông nông phu hiện nay
không có ruộng, nếu họ không cấy rẽ thì cũng phải đi ở mướn cho các điền
chủ. Vì vậy nguồn lợi do bệ hạ trị thủy đem về trước hết cho đám điền chủ.
- Theo chú, vậy triều đình phải làm gì?
- Thần đã có dự nghĩ nhưng chưa có dịp tâu với bệ hạ. Hiện nay điền
chủ chiếm quá nhiều ruộng đất. Triều đình phải hạn giới việc chiếm hữu chỉ
được phép tới mức nào; quá giới hạn đó nhà nước sẽ mua lại. Số quốc điền
trong hương ấp hiện nay cũng rất nhiều. Sao bệ hạ không chia cho nhân
đinh ở mức tối thiểu nào đó, rồi cũng bán bớt quốc điền cho người nông
phu, nhà nào nghèo quá thì bán chịu. Lại nữa, khuyến cáo ai có sức khai
phá rừng kiệt, đất hoang, bãi bồi sẽ tha tô thuế nhiều năm tùy theo công sức
bỏ ra và cho làm chủ luôn đất ấy.
- Đúng! Chú nói đúng. Việc giản dị thế sao mà cháu không nghĩ ra.
Đúng là phải hữu sản hóa cho dân thì nước có giặc họ sẽ không tiếc máu