vẩy thật nhịp nhàng. Một chân trĩ trống lùi lại và nhún xuống như điệu chào
cô trĩ mái.
Đru cười. Cái điệu múa của trĩ, của công có gì là lạ với Đru. Nó kéo Hạnh
đang đứng ngây ra nhìn:
- Ở với mình lâu lâu, mình dẫn đi rừng, nhiều cái hay hơn, Hạnh à!
Anh Thành đi trước cũng ngoái lại:
- Đúng đó, Đru biết nhiều truyện trong rừng, cả chuyện hổ nuôi con,
chuyện gấu ăn trộm mật, chuyện săn lợn rừng. Đru kể cho Hạnh nghe cả
buổi không hết.
Nghe anh Thành, Đru chỉ cười. Từ nhỏ, Đru lớn lên với rừng, chuyện đó có
gì là đặc biệt đâu. Đru theo bố đi săn từ lúc giương nổi cái ná. Mẹ Đru chết
từ hồi Đru bốn tuổi. Mẹ đi rừng rồi chẳng về nữa. Đên tận giờ, bố Đru cũng
chẳng hề kể cho con nghe về cái chết của mẹ. Nhưng mỗi chiều tối, nghe
tiếng hổ gầm vọng về, ông già Kơ Bua lại bồn chồn, chẳng hiểu cơn cớ làm
sao.
Buổi sáng trong rừng, vẫn ríu ran tiếng chim trong những lùm cây cao cổ
thụ. Đru hồn nhiên bắt chước tiếng chim hót một hồi. Con họa mi tiếng
trong như nước chảy giữa ngách suối, con bách thanh lảnh lót và khoáng
đãng, chim khướu hót dồn dập từng hồi. Đru nhảy qua một mô đá, lại cất
tiếng hát thật vui:
Nhà ta xa, làng ta xa
Ta chung một mặt trời
Nhà ta xa, làng ta xa
Ta chung một mặt trăng.
Giọng hát của Đru cũng trong trẻo như tiếng chim hót.
Qua bìa rừng, ba anh em đến một sườn núi thoai thoải. Những mảng mây
trắng như những chóp núi đá kề nhau, trôi từ phía biển lên giữa nền trời
ngăn ngắt xanh. Chưa bao giờ Hạnh thấy một cảnh tượng đẹp như vậy. Màu
mây trắng lóa, chói ngời giữa một không gian rừng núi trập trùng. Ở chót